Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

BỘ TRƯỞNG PHÙNG XUÂN NHẠ HÃY THỬ LÀM BÀI THI TỐT NGHIỆP THPT

BỘ TRƯỞNG PHÙNG XUÂN NHẠ HÃY THỬ LÀM BÀI THI TỐT NGHIỆP THPT Trong bài “ AI BỊ THIỆT HƠN QUA ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM MÔN TOÁN NĂM 2017” dựa trên ...

BỘ TRƯỞNG PHÙNG XUÂN NHẠ HÃY THỬ LÀM BÀI THI TỐT NGHIỆP THPT

Trong bài “ AI BỊ THIỆT HƠN QUA ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM MÔN TOÁN NĂM 2017” dựa trên hai đề 101, 102 đã chỉ ra những bất cập của phương thức thi trắc nghiệm cho môn toán. 



Rằng:

Trắc nghiệm chứa đựng thành tố may rủi. Sử dụng thành tố may rủi để đánh giá sự chính xác là đi ngược với bản chất nội tại của toán học. 

Bởi vậy:

Thi trắc nghiệm toàn phần môn toán không phản ánh sát thực năng lực của học sinh, vì chứa đựng thành tố may rủi, và do đó không đưa lại sự công bằng cho học sinh. Thể thức thi trắc nghiệm toàn phần không phải là lựa chọn tốt nhất cho môn toán.

Hơn thế nữa trong bài viết đã đề xuất những cải tiến cụ thể là đề thi toán nên tách thành hai phần:

1. Phần trắc nghiệm đơn giản dành cho các học sinh chỉ cần vượt qua điểm trung bình môn toán để tốt nghiệp.

2. Phần tự luận với lời giải chính xác để đánh giá năng lực về toán của học sinh mà nghề nghiệp cần nhiều đến toán học. 

Tiếc thay, Bộ GD&ĐT đã bỏ ngoài tai tất cả những đóng góp xây dựng và “kiên trì” đường lối của mình. 

Đề thi năm nay, như GS Nguyễn Hữu Việt Hưng “tôi nghiêm chỉnh thừa nhận rằng, 90 phút không đủ cho tôi làm 50 câu của đề thi”(Fb. Nguyễn H. V. Hưng 26 Tháng 6 lúc 16:36 · 
ĐỀ THI TOÁN TỐT NGHIỆP PHỔ THÔNG NĂM 2018).
Còn GS Nguyễn Tiến Dũng (Huy chương Vàng Olympic Toán quốc tế IMO 1985 ở tuổi 15 https://vnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/giao-su-viet-duoc-phap-phong-ham-hang-nhat-khi-37-tuoi-3618408.html) thì đã “ Tôi xin nói thẳng: đề toán THPT năm nay là phản động, phá hoại nền giáo dục” (Nguyễn Đông Yên Tien Zung Nguyen).

Để kiểm chứng tính xác thực của các phản biện, tốt nhất là Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ hãy đích thân tự làm bài thi tốt nghiệp THPT 2018. Lúc đó ông bộ trưởng mới hiểu được thực chất vấn đề, mà từ đó hãy quyết định kỳ thi năm 2019 có tiếp tục “ngựa theo đường cũ” hay không.

Buồn thay, không chỉ ông Phùng Xuân Nhạ, mà còn rất nhiều người nắm giữ quyền lực ở đất nước này đang “kiên trì” đường lối tối kiến của mình. Sự “kiên trì” mang lại tai họa cho lợi ích quốc gia, và kìm hãm bước tiến của dân tộc.

P/S: Sau đây là bài viết của GS Nguyễn Tiến Dũng ( Sao chép từ Fb của GS Nguyễn Đông Yên: Nguyễn Đông Yên )

Tien Zung Nguyen
Tôi xin nói thẳng: đề toán THPT năm nay là phản động, phá hoại nền giáo dục.
(Nếu trang web bị tắc vì quá nhiều người bấm thì đọc thẳng ở đây, thiếu hình minh họa và thiếu đánh số thôi)

Tôi là người vẫn còn biết gỉai các bài toán phổ thông thuộc loại khó, các bài thi IMO tôi nói chung vẫn gỉai được trong thời gian quy định. Thế mà hôm qua, khi một người nhờ tôi xem 5 bài trong đề thi toán THPT 2018 mã số 120 (cụ thể là các bài 38, 44, 45, 48, 49), tôi mất toi gần một tiếng để giải 4 trong số 5 bài đó, còn bài cuối cùng (bài số 45 về một phương trình phi tuyến với biến số phức) thì “khóc thét”, không thể gỉai nổi trong vòng 1 tiếng tiếp theo. Bài số 45 đó là về một phương trình phi tuyến biến phức. Tôi đưa bài đó cho một nghiên cứu sinh toán học trò của tôi thử gỉai, anh ta cũng khóc thét luôn. Nếu tôi ra đề bài như bài đó cho sinh viên năm thứ nhất của tôi, thì các đồng nghiệp của tôi chắc sẽ nói là tôi bị điên mới ra đề khó như vậy. Thế mà bộ dục bắt học sinh làm, không những 5 bài đó, mà còn thêm 45 bài khác, trong vòng có 90 phút!
Đó mới chỉ là một trong những điểm phản động của đề thi toán THPT 2018. Tôi nói “phản động” ở đây theo nghĩa: nó đi ngược lại các nguyên lý cơ bản của gíao dục, ngược lại sự tiến bộ của loài người. (Các nguyên lý đó là: đề thi phải phù hợp mục đích của kỳ thi, và phải có tác động tốt đến việc học các kiến thức kỹ năng thực sự có ích về sau). Tôi đã rất cân nhắc khi dùng chữ “phản động” này, và dưới đây tôi xin đưa ra một số điểm về sự phản động đó:
Thứ nhất là những bài qúa khó và qúa mẹo mực cho vào đề thi THPT, cộng với một đề bài qúa dài, là hoàn toàn sai mục đích của kỳ thi này. Về nguyên tắc, một học sinh nắm vững kiến thức như trong sách gíao khoa là phải làm được mọi bài kiểm tra. Còn ở đây, giỏi mấy cũng không làm nổi nếu không học mẹo trúng tủ. Tôi đố ngay các ngay những người ra đề và các quan chứ gíao dục gỉai các bài đó trong thời gian 180 phút, bằng hai lần 90 phút.
Người ta chống chế rằng các học sinh được luyện thi sẽ gỉai được, sẽ không thấy đề qúa khó. Đấy chính là một sự phản gíao dục khi biến việc học thành trò luyện thi. Với kiểu này, thì “Việt Nam không còn một nền gíao dục mà chỉ còn một nền thi cử”, nói mượn lời của một cố vấn thủ tướng Ấn Độ về gíao dục trước kia (ông ta nói câu như vậy về nước Ấn Độ). Việc học thêm không phải là xấu nếu như nó đem lại kiến thức thực sự có gía trị về sau này cho học sinh (dùng được vào việc gì đó sau khi tốt nghiệp), chứ học thêm theo kiểu luyện thi chỉ cốt để gỉai mẹo cho thi được điểm cao chứ hầu như không mang lại được kiến thức gì có gía trị về sau này là một trò qúa hao tiền tốn của mà phản tác dụng, khiến cho học sinh có cái nhìn sai lệch về khoa học và thiếu kiến thức chuẩn bị thật sự cho về sau.
Việc thi trắc nghiệm bị lạm dụng ở Việt Nam, đặc biệt là trong kỳ thi THPT này. Người ta chống chế rằng thi trắc nghiệm là hội nhập quốc tế, theo xu hướng thời đại. Nói về mức độ “hội nhập quốc tế và theo xu hướng thời đại” thì có lẽ cả cái bộ dục không ai hơn tôi, vì bản thân tôi sống và học tập, làm việc ở các nước tiên tiến suốt hơn 30 năm nay. Từ Nga cho đến Đức-Pháp-Ý cho đến Mỹ-Canada cho đến Nhật-Hàn v.v. tôi đều có thời gian từng ở đó, nhưng chưa hề thấy đề thi nào “củ chuối” như đề thi THPT toán 2018 ở Việt Nam. Ngay ở Mỹ hay ở Pháp, tuy người ta có dùng thi trắc nghiệm, nhưng dùng một cách dè chừng, một phần thôi, chứ không phải trắc nghiệm toàn bộ cuộc thi môn toán. Người ta biết rằng các bài thi trắc nghiệm (như hiện tại, ngay trên thế giới) không đánh gía được hết các kỹ năng của học sinh (trong một môn học) mà chỉ đánh gía được một số kỹ năng, nếu chỉ dùng trắc nghiệm thì việc đánh gía sẽ bị rất lệch lạc, dẫn đến việc học bị lệch lạc theo. Kiểu “hội nhập” của bộ dục là kiểu thô thiển, “học đòi mà không hiểu bản chất, không biết phân biệt hay dở”.
Người ta chống chế rằng thi trắc nghiệm là học tập kỳ thi như là SAT, ra bài cũng là tham khảo đề thi nước ngoài như là SAT. SAT thì tôi biết khá rõ, ở nhà tôi cũng có cả chồng sách SAT vì con tôi cũng từng thi. Tôi có thể khẳng định là mọi bài toán trong SAT và SAT 2 tôi đều làm được dễ dàng, chứ không như đề toán trắc nghiệm của Việt Nam. Bản thân về việc ra đề, tuy cùng là trắc nghiệm nhưng đề của họ trong sáng chứ không lắt léo mẹo mực như đề Việt Nam.
Cũng nói về việc “học tập SAT”, bản thân một số trường lớn ở Mỹ như Chicago đã bỏ yêu cầu phải có điểm SAT khi nộp đơn xin nhập học. Tất nhiên là họ không ngớ ngẩn khi làm vậy. Lý do họ bỏ SAT là bởi vì họ cũng nhận thấy SAT cũng khuyến khích học sinh luyện thi kiểu trắc nghiệm (làm như cái máy mà không cần hiểu) dẫn đến học lệch lạc, và những học sinh giỏi nhưng không chịu chơi trò luyện thi vô bổ lại có kết qủa thi SAT kém hơn là những học sinh không giỏi bằng nhưng chịu khó luyện thi. Các trường đại học tốt không muốn nhận phải học sinh chỉ giỏi thi trăc nghiệm, mà họ muốn có những người giỏi thực sự có khả năng phát triển về sau này hơn.
Một chi tiết kỹ thuật: Có thể có những học sinh được điểm 10 thi toán năm nay, nhưng tôi tin rằng 99% những bạn đó được 10 là vì điền đại mà ăn may, chứ không phải là gỉai được thực sự toàn bộ các bài. Đó là một điểm phản đông khác của lối thi trắc nghiệm hiện tại: học sinh đi thi mà như là đi chơi xổ số, thay vì làm bài thực sự thì điền lung tung may thì trúng không may thì trượt. Kiểu thi “cứ đánh dấu đại có khi được điểm” khuyến khích sự liều lĩnh, làm bừa và thiếu trách nhiệm với cá quyết định của mình, nguy hiểm cho công việc và cuộc sống về sau nếu cứ có thói quen làm bừa mà không phân tích phải trái ra sao. Hãy tưởng tượng các quan chức cũng “bấm nút bừa” may thì đúng và được tung hô không may thì hại cho đất nước nhưng cũng không bị phạt gì không bị đuổi đi, và kết qủa sẽ là đất nước bi bét. Để tránh việc “bấm bừa” này thực ra khá dễ: cần đưa vào cơ chế phạt cho các “bấm bừa bị phát hiện sai”, chứ nếu không phạt thì là khuyến khích bấm bừa khi không biết gì.
(Hình minh họa: 2 trang cuối của đề thi, và lời gỉai cho 4 bài trong số đó đã ngốn ít nhất hơn nửa tiếng)
Nguyễn Tiến Dũng

Không có nhận xét nào

Quảng Cáo