Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

KÊU GỌI, KÍCH ĐÔNG.

KÊU GỌI, KÍCH ĐÔNG.  Biểu tình là quyền con người, là quyền công dân, Hiến Pháp Viêt Nam quy định biểu tình là quyền của công dân Việt Nam. ...

KÊU GỌI, KÍCH ĐÔNG. 
Biểu tình là quyền con người, là quyền công dân, Hiến Pháp Viêt Nam quy định biểu tình là quyền của công dân Việt Nam. Vì vậy kêu gọi, kích động biểu tình là hợp pháp. Ngược lại, những ai xâm hại đến quyền biểu tình là tội phạm.

Điều 167 Luật hình sự Viêt Nam quy định. Những ai xâm pham đến quyền tự do ngôn luân, ngăn cản biểu tình là tội phạm hình sự

TỤ TẬP ĐÔNG NGƯỜI 
Muốn đám cưới/đám tang phải tụ tập đông người. Muốn biểu tình phải tụ tập đông người. Đám cưới, đám tang, biểu tình là việc con người phải làm khi cần. Do đó tụ tập đông người là hành động đương nhiên (vì không tụ tập đông người thì không thể có đám cưới/đám tang/biểu tình được).
Phạm tội hay không là phải xem hành vi của người tụ tập có xâm phạm đến lợi ích của khách thể nào đó hay không, chứ không phải tụ tập là phạm tội. 

XÂM PHẠM ĐẾN LỢI ÍCH CỦA NHÀ NƯỚC là tội phạm ư?
Nguyên tắc:
- Nhà nước là của dân (nghĩa là dân quy tụ thành một quốc gia là có tổ chức đại diện và tài sản để tổ chức đó hoạt động là dân đóng góp)
- Nhà nước do dân (nghĩa là mô hình nhà nước và nhân sự vào nhà nước phải do dân quyết định)
- Nhà nước vì dân (nghĩa là nhà nước phải làm việc của dân, vì lợi ích của dân)

Vì vây, các xã hội văn minh, minh bạch, họ gọi là lợi ích của quốc gia, của nhân dân, chứ không ai nói lợi ích của Nhà nước/chính quyền cả. Vì nhà nước đó là của dân, do dân (quyết định, bầu chọn) và vì (lợi ích) dân

Xã hội ta, có cụm từ 'lợi ích của Nhà nước' nghĩa là có hai lợi ích khác nhau. Lợi ích quốc gia (nhân dân) và lợi ích nhà nước (công chức). Chứng tỏ những người gọi như vậy đã phân định ích Nhà nước và lợi ích quốc gia. Vì vậy khi họ bảo vệ lợi ích Nhà nước là bảo vệ những thứ công chức thu vén được. 
Lợi ích của Nhà nước như vậy là sai với nguyên tắc. Trong một xã hội minh bạch, theo nguyên tắc thì chỉ có lợi ích tư nhân và quốc gia mà thôi. Tư nhân bao gồm cá nhân và tập thể. Quốc gia bào gồm mọi công dân của quốc gia đó.

Vì vậy, khi nói đến lợi ích của Nhà nước thì chúng ta phải xem là lợi ích đó là của riêng công chức hay là của toàn dân. Nếu lợi ích đó là của công chức, do công chức tạo ra, không xâm phạm đến lợi ích của người khác thì không ai được xâm phạm. Còn lợi ích đó của công chức, nhưng do xâm phạm đến lợi ích của người khác, của toàn dân thì dân có quyền trừng phạt. Chứ không phải cứ đụng đến giá trị gì đó của nhà nước (riêng của công chức) là sai. Nếu lợi ích đó là của quốc gia mà ai đó đụng đến là sai. Mà đã là lợi ích của quốc gia thì nói là của quốc gia, của dân chứ không ai bịa ra từ lợi ích của nhà nước. Vì Nhà nước là của dân, nhưng phạm vì, không gian và nhân sự trong Nhà nước không bao trùm tất cả lợi ích của quốc gia, của nhân dân.

Khi lợi ích của nhà nước là theo nghĩa là của quốc gia, của nhân dân mà ai xâm phạm là sai. Khi lợi ích của nhà nước mà chỉ trong phạm vi công chức và lợi ích đó là bất chính thì nhân dân có quyền điều chỉnh. Ví dụ như chức vụ của công chức để nhận mức lương tương ứng nhưng khả năng không đáp ứng chức vụ đó, hoặc thu nhập của công chức do xâm phạm tài sản của nhân dân thì nhân dân có quyền tước đoạt, hoặc mô hình nhà nước không do dân quyết định thì khi dân muốn quyết định là quyền của dân, hoặc nhân sự trong Nhà nước không do dân bầu và khi dân không chấp nhận nữa thì dân có quyền phế truất. Khi dân quyết định mô hình Nhà nước, phế truất nhân sự trong Nhà nước gọi là lật đột chính quyền/nhà nước. Vì vậy lật đổ chính quyền/nhà nước không phải lúc nào cũng có tội. Có tội hay không phụ thuộc vào mối quan hệ của Nhà nước đó với nhân dân

Hiếp Pháp Viêt Nam quy đinh: Quốc Hội là tổ chức có quyền lực cao nhất và Nhân dân có quyền giãi tán Quốc Hội.

Quốc Hội tạo ra Hiến pháp. Hiếp Pháp lại quy định rằng đảng chính trị (hiện nay là Đảng Cộng sản) hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp. 
Vậy, nếu nhân dân thấy Đảng Cộng sản hoạt động không đúng Hiến Pháp thì nhân dân có quyền đuổi Đảng Cộng sản ra khỏi Nhà nước. Nếu nhân dân thấy Quốc Hội hành động ngược với ý chí và lợi ích của nhân dân thì nhân dân có quyền giãi tán Quốc hội. Nếu nhân dân thấy Hiếp Pháp chưa chuẩn mực thì nhân dân có quyền yêu cầu Quốc Hội viết hiến pháp mới. Hiến pháp là khế ước lớn nhất của toàn dân, nhưng nếu Quốc hội không đáp ứng ý chí của đa số dân thì đa số dân có quyền giãi tán Quốc hội.
Hiro Tran




Không có nhận xét nào

Quảng Cáo