Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

MỘT NỀN BÁO CHÍ ĐANG "CHẾT LÂM SÀNG"?

MỘT NỀN BÁO CHÍ ĐANG ''CHẾT LÂM SÀNG''? Một cuộc biểu tình lớn nhất lịch sử VN kể từ sau năm 1975, nhưng 845 cơ quan b...

MỘT NỀN BÁO CHÍ ĐANG ''CHẾT LÂM SÀNG''?

Một cuộc biểu tình lớn nhất lịch sử VN kể từ sau năm 1975, nhưng 845 cơ quan báo chí với 18.000 phóng viên không hề có một dòng tin nào, ngoài tờ VnExpress với bài: ''Nhiều người quá khích'' đập phá trụ sở UBND tỉnh Bình Thuận!?
Sao thế?
Ngay cả hai chữ ''biểu tình'' cũng bị cấm kỵ như Formosa, Hoàng Trường Sa hay ''nước ngoài'' ''tàu lạ''.v.v...
Thật đáng xấu hổ cho hai từ: Báo chí

Tôi sẽ không nhắc đến sứ mệnh của người cầm bút, bởi tôi không dám múa rìu qua mắt thợ, nhưng tôi ngạc nhiên quá đỗi vì sự câm lặng của 18 ngàn người được gọi là phóng viên báo chí trước một biến cố lớn đang xảy ra ngay trên chính quê hương mình. Không kể những cơ quan truyền thông mà các anh chị thường gọi là ''thế lực thù địch'' như BBC, VOA, hay RFA, các anh chị hãy truy cập Wall Street Journal hay Reuters , vào đọc bài này: "Vietnam police halt protests against new economic zones'' để hiểu không chỉ 94 triệu người Việt Nam mà cả thế giới đều thấy những gì xảy ra trên đất Việt vào ngày 10.6.2018. 
Chỉ có các anh chị. 18.000 trí thức Việt Nam được đào tạo nghiệp vụ báo chí là mù mờ và câm nín.
Các anh chị đang viết cái gì, viết cho ai ?

Tôi có nhiều bạn bè và anh em đang ở các cơ quan Truyền thông và Báo chí, tôi cũng hiểu làm báo chí ở Việt Nam không giống bất cứ ở đâu trên thế giới. Nhưng nói gì thì nói, mọi ngành nghề dù được đào tạo và định hướng khác nhau nhưng cùng hướng đến một giá trị chung, giá trị phổ quát.
Nếu bưng bít và bóp méo sự thật, là các anh chị đang làm ngược lại thiên chức của mình.

Các anh chị hiểu hơn tôi về tầm quan trọng của truyền thông.  Tôi chỉ muốn nói rằng, nếu chỉ vì manh áo miếng cơm mà quên đi sứ mệnh của người cầm bút, quên đi mình được dưỡng nuôi bởi đồng tiền thuế thấm mồ hôi của đồng bào, thì các anh chị không phải là người lương thiện, càng không thể là những trí thức.

Để thay đổi dần thực trạng tồi tệ của xã hội, để vững vàng trước mọi hiểm họa xâm lăng, những người dân thấp cổ bé miệng và ít học như chúng tôi đành trông chờ vào sự quả cảm, lòng yêu quê hương nòi giống của tầng lớp trí thức Việt Nam, trong đó có 18.000 trí thức đang hoạt động trong lĩnh vực Truyền thông và Báo chí.

Xin lấy của câu nói của Walter Lippmann để kết thúc bài viết này.

 ''Không có bộ luật khắt khe nào trong báo chí hơn là nói sự thật và làm những tâm hồn ma quỷ phải hổ thẹn''

HN ngày 11.6.2018. Lê Huỳnh Long Ân




Không có nhận xét nào

Quảng Cáo