Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

MỸ ĐANG ĐẨY NHANH CHIẾN LƯỢC ẤN ĐỘ DƯƠNG?

MỸ ĐANG ĐẨY NHANH CHIẾN LƯỢC ẤN ĐỘ DƯƠNG? Ngày 30/7 vừa qua, Mỹ đã đứng ra tổ chức diễn đàn kinh tế Ấn Độ Dương và cũng tại diễn đàn này, Ng...

MỸ ĐANG ĐẨY NHANH CHIẾN LƯỢC ẤN ĐỘ DƯƠNG?

Ngày 30/7 vừa qua, Mỹ đã đứng ra tổ chức diễn đàn kinh tế Ấn Độ Dương và cũng tại diễn đàn này, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã công bố sáng kiến kinh tế Ấn Độ Dương. Đây là một sự kiện quan trọng và có liên quan đến vận mệnh của Việt Nam nên các nhà chính trị cũng nên theo dõi.  

Khái niệm Ấn Độ Dương đã được Tổng Thống Trump nhắc tới vào tháng 11 năm 2017 tại Đà Nẵng và nay thì Mỹ đang triển khai khái niệm này để hiện thực hóa chiến lược Ấn Độ Dương. Ngoài 4 nước trụ cột hay còn gọi là tứ trụ là Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc thì Mỹ còn mời thêm 2 nước là Singapore và Indonesia cùng tham dự diễn đàn kinh tế Ấn Độ Dương. 

Nhìn vào 6 nước tham dự diễn đàn kinh tế Ấn Độ Dương thì thấy toàn là các quốc gia dân chủ và giầu có. Việt Nam tuy đã được Tổng Thống Trump ca ngợi là trái tim của Ấn Độ Dương, nhưng lại không thấy được mời tham dự diễn đàn lần này. Phải chăng Việt Nam là một quốc gia độc tài cộng sản, nghèo túng và đang thân với Trung Quốc nên đã không được mời tham dự diễn đàn?

Theo giới nghiên cứu chính trị thì việc Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Úc hợp lại với nhau để hình thành khu vực Ấn Độ Dương là để kìm hãm, đối trọng với chính sách bành trướng thông qua Con Đường Tơ Lụa của Trung Quốc. Đây là vấn đề mấu chốt để Mỹ tiến hành đầu tư cho khu vực Ấn Độ Dương một cách nhanh chóng về kinh tế và quốc phòng.

Tổng Thống Trump đã tuyên bố tại Đà Nẵng rằng, Ấn Độ Dương là khu vực tự do và rộng mở. Tuyên bố này của Tổng Thống Trump có hàm ý nhắm vào Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, vì nếu nhìn vào bản đồ của khu vực Ấn Độ Dương thì Biển Đông nằm giữa 4 nước là Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Úc. Như vậy thì tàu bè của 4 nước này sẽ phải thường xuyên đi lại và giao thương kinh tế với nhau qua Biển Đông. 

Do phải giao thương kinh tế với nhau và Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền hầu hết ở Biển Đông nên buộc Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, và Úc phải liên minh quân sự. Có thể khu vực Ấn Độ Dương sẽ hình thành quân sự kiểu như NATO. Điều này là có thể, vì trước đây có cộng sản Liên Xô thì Mỹ đã lập ra khối quân sự NATO để đối đầu với Liên Xô nhưng nay cộng sản Liên Xô không còn và cộng sản Trung Quốc bành trướng thì Mỹ phải lập ra khối quân sự Ấn Độ Dương để đối đầu với Trung Quốc.  

Từ việc cộng sản Trung Quốc bành trướng và Mỹ phải đầu tư cho Ấn Độ Dương mà có thể lý giải được tại sao Tổng Thống Trump đã bắt tay hòa hoãn với Putin và không coi Nga là kẻ thù nữa. Điều này là hợp lý trong chiến lược, vì hòa hoãn với Nga và đưa Nga vào đứng cùng với thế giới tự do thì không còn nguy cơ Nga tấn công Châu Âu. Nếu mối nguy Nga tấn công Châu Âu không còn thì Mỹ sẽ yên tâm đầu tư và chuyển dịch quân sự sang Ấn Độ Dương để nếu cần thì chiến tranh với Trung Quốc để bảo về lợi ích của Mỹ và đồng minh của Mỹ tại Châu Á. 

Biển Đông sẽ là nơi cạnh tranh gay gắt và cũng có thể là bãi chiến trường giữa khối quân sự Ấn Độ Dương và Trung Quốc. Các nước trong khối Ấn Độ Dương thì muốn Biển Đông phải là tuyến đường biển tư do của quốc tế và Trung Quốc phải tôn trọng chủ quyền trên biển của các quốc gia trong khu vực Ấn Độ Dương, nhưng Trung Quốc thì muốn độc chiếm và toàn quyền Biển Đông để khai thác tài nguyên. Đây sẽ là một cuộc chiến khốc liệt giữa Trung Quôc và khối các nước thuộc khu vực Ấn Độ Dương. Việt Nam sẽ ngả về đâu trong chiến lược Ấn Độ Dương? Hãy chờ xem!

Nguyễn Tiến Đạt








Không có nhận xét nào

Quảng Cáo