Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

Nhiều người sống ở các nước dân chủ không biết rằng những phúc lợi mà họ đang được hưởng từ ‘nhà nước phúc lợi’

Nhiều người sống ở các nước dân chủ không biết rằng những phúc lợi mà họ đang được hưởng từ "nhà nước phúc lợi"( Welfare State) nh...

Nhiều người sống ở các nước dân chủ không biết rằng những phúc lợi mà họ đang được hưởng từ "nhà nước phúc lợi"( Welfare State) như chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm lao động, welfare, foods team, chế độ làm việc 40 tiếng /tuần, medicare, an sinh xã hội đều đến từ ý tưởng "cào bằng" từ chính sách thuế lũy tiến do Marx nghĩ ra. Bởi trí óc của ông ta là trí tuệ của một người Do Thái - một dân tộc sản sinh ra đến 1/3 các nhà bác học đoạt giải Nobel trên thế giới và có Einstein nhà bác học xuất sắc nhất thế kỷ 20.

Nhưng mặc ,họ vẫn chửi Marx không thương tiếc dù học thuyết của ông ra đời trước khi bị Lenin cưỡng hiếp gần cả thế kỷ.

Tại sao nói việc cộng tài sản lại rồi phân đều ra là cần thiết :

- Thứ nhất tài sản thu nhập của cá nhân trong xã hội thường đến không đồng đều. Có người do khả năng trí tuệ hay tài năng hơn hẳn người bình thường hoặc do cơ hội, thời cơ đến có thể tranh thủ lợi dụng sức lao động của người khác để kiếm lời. Từ đó nảy sinh ra tình trạng : người ăn không hết kẻ lần không ra. Chủ nghĩa cộng sản do Victor d'Hupay và Marx nghĩ ra đã tính đến chuyện đánh thuế lũy tiến những người giàu sau đó chia bớt cho người nghèo bằng vào chính sách phúc lợi xã hội. Người càng giàu càng bị đánh thuế cao. Thuế từ thu nhập , từ nhà ở bất động sản, xe cộ, du thuyền...Anh càng chi phí cho bản thân anh bao nhiêu thì anh phải đóng ra một phần thuế đáng kể để bỏ vào quỹ chung. Từ quỹ chung này người nghèo mới có thu nhập đáng kể để sinh sống lúc ốm đau, thất nghiệp. Từ đó họ được san bằng một cách tương đối khoảng cách với người giàu. Do vậy họ có thể sống chung với người giàu mà không cần nổi dậy làm cách mạng xóa bỏ giai cấp.

- Thứ hai việc cộng tài sản lại để bỏ vào một quỹ chung là bảo hiểm xã hội y tế, giáo dục... có thể giúp những người ngặt nghèo , ốm đau , sa cơ lỡ vận... lúc cần thiết , khi mà số đông không cần dùng đến. Chính quan niệm về "cộng sản" này đã đẻ ra  bảo hiểm y tế, lao động, giáo dục, hưu trí,phụ nữ có thai, bảo hiểm nhân thọ....

Nhưng khái niệm "cộng sản" đã bị làm xấu đi bởi bọn độc tài như Lenin, Mao, Hồ Chí Minh... bởi quỹ này bỏ chung chỉ giúp cho một đảng chính trị ăn trên đầu trên cổ nhân dân, lợi dụng quyền lực để sống đế vương.

Và từ đó họ tỏ ra căm ghét hai chữ cộng sản, không muốn cộng tài sản của bá tánh trong thiên hạ lại nữa.

Thế nhưng một nghịch lý là trong xã hội dân chủ họ vẫn đang sống nhờ sự cộng chung tài sản đó. Vì vậy khi họ chửi "cộng sản" mặc nhiên họ là kẻ "ăn cháo đá bát".

Chính vì vậy con người cần phải tỉnh táo ,sáng suốt để nhận chân vấn đề .

Dani Rodrik đã ghi nhận tài tiên đoán của Marx trong bài viết sau đây : 

(Dani Rodrik là Giáo sư ngành Kinh tế Chính trị Thế giới tại Trường Quản trị Nhà nước John F. Kennedy thuộc ĐH Harvard. Ông là tác giả của các cuốn sách One Economics, Many Recipes: Globalization, Institutions, and Economic Growth (Princeton University Press, 2009) và, gần đây nhất, là The Globalization Paradox: Democracy and the Future of the World Economy)

Khi tầng lớp lao động công nghiệp mới bắt đầu có tổ chức, các chính phủ đã ngăn ngừa nguy cơ nổ ra cách mạng từ dưới lên, điều mà Karl Marx tiên đoán, bằng việc mở rộng các quyền xã hội và chính trị, điều tiết các thị trường, và xây dựng nên các nhà nước phúc lợi nhằm cung cấp các khoản trợ cấp quy mô lớn và bảo hiểm xã hội, đồng thời giảm thiểu tình trạng thất thường của nền kinh tế vĩ mô. Thực tế là họ đã tái cơ cấu hệ thống kinh tế tư bản để làm cho nền kinh tế mang lại lợi ích cho mọi thành phần và trao cho những người công nhân một phần lợi ích trong hệ thống.

When the new industrial working class began to organize, governments defused the threat of revolution from below that Karl Marx had prophesied by expanding political and social rights, regulating markets, erecting a welfare state that provided extensive transfers and social insurance, and smoothing the ups and downs of the macroeconomy. In effect, they reinvented capitalism to make it more inclusive and to give workers a stake in the system.
Dương Hoài Linh






Không có nhận xét nào

Quảng Cáo