Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

CON ĐÁNH VẦN, CHA MẸ ĐÁNH VẬT, LÃNH ĐẠO ĐÁNH BÀI CHUỒN...

CON ĐÁNH VẦN, CHA MẸ ĐÁNH VẬT, LÃNH ĐẠO ĐÁNH BÀI CHUỒN... Tốn kém hàng nghìn tỷ của phụ huynh mỗi năm, con đánh vần với chữ, cha mẹ đánh vật...

CON ĐÁNH VẦN, CHA MẸ ĐÁNH VẬT, LÃNH ĐẠO ĐÁNH BÀI CHUỒN...

Tốn kém hàng nghìn tỷ của phụ huynh mỗi năm, con đánh vần với chữ, cha mẹ đánh vật với cơm áo gạo tiền còn lãnh đạo thì đánh bài chuồn trước thắc mắc của người dân. 



Dạy con trẻ trọng tiếng Việt khi chính người lớn lại phá huỷ nó. Đấy là một sự dối trá, một thực tế xót xa. 

Viết sai chính tả, viết không chủ ngữ, viết thiếu, viết ẩu, ăn nói yếu kém, tục tĩu, dùng từ bừa bãi,... là những thứ đi đâu ta cũng bắt gặp tại Việt Nam ngày nay, bất kể là vùng quê nghèo hẻo lánh hay nơi đô thị hiện đại. Bất kể là trên cái email gửi cho nhau hay trên báo chí, truyền hình,... bất kể là trên bàn nhậu bình dân hay những cuộc gặp doanh nhân tầm cỡ. Có nhiều người quản trị các công ty lớn, độ ma mãnh thì có thừa nhưng để mô tả một vấn đề bằng tiếng mẹ đẻ chi tiết, khoa học, cặn kẽ và dễ hiểu thì là cả một sự khó nhọc bởi... không đủ từ vựng tiếng mẹ đẻ để diễn tả. 

Ngôn ngữ là năng khiếu cộng thêm sự rèn luyện, trau dồi. Không có sự học hỏi liên tục, nó sẽ thoái hoá, dần mất đi và không lấy lại được. 

Dạy cho con trẻ đánh vần tiếng Việt, trước mắt, những người đảm đương trách nhiệm lớn lao ấy phải trọng tiếng Việt, quý tiếng Việt và phải có tầm nhìn bao quát toàn bộ đặc thù ngôn ngữ cộng đồng Việt. Người cải cách tiếng Việt phải đi được nhiều nơi, sống ở nhiều vùng miền trên cả nước, đủ thời gian để thẩm thấu cái hay, cái đẹp của tiếng Việt khắp mọi nơi, cả nông thôn và thành thị. Để có được những chữ viết đầu tiên cho người Việt, linh mục Alexandre de Rhodes đã có những có quá trình trải nghiệm thực tế khắp từ Nhật Bản, Trung Hoa tới Việt Nam... Rồi lại từ đông sang tây vô cùng khó khăn và gian khổ. 

Người cải cách phải có tư duy hoàn toàn tự do, đa chiều không bị bó hẹp, không cục bộ theo vùng miền, theo ngữ điệu hay theo cảm tính. Tránh đi việc ngồi một nơi rồi theo tư duy của mình mà phán bừa, phán ẩu, dẫn đến sự cải cách chẳng được bao nhiêu nhưng lãng phí tiền bạc thì lại quá nhiều. Rồi lại tiếp lục bào mòn công sức của quốc dân bằng cách sửa đi sửa lại năm này qua năm khác khiến tất cả vô cùng mệt mỏi vì tốn kém. 

Đi đâu cũng thấy giao tiếp hằng ngày của người dân không chỉ tiếng Việt mà còn đệm thêm, chen thêm vài từ tiếng Anh trong câu nói hay câu viết. Thẻ lên tàu xe, phần tiếng Anh lớn hơn tiếng Việt, thậm chí thẻ lên tàu trên trên cao ở Hà Nội còn có cả tiếng Hoa. Đấy là những minh chứng cụ thể cho sự phá huỷ tiếng mẹ đẻ mà một phần người lớn đã chủ ý không trân trọng và giữ gìn. Tới cả bộ trưởng, người đứng đầu sự nghiệp giáo dục quốc dân cũng nói ngọng. Như thế, nói làm cho tiếng Việt hay hơn, tốt hơn và bảo tồn nó thì hỏi mấy ai tin?

Cải cách để có một lối học nhanh hơn cho trẻ em là tốt. Đồng ý rằng những điều ta đang biết, chưa chắc nó đã đúng. Song, người chủ trì công trình ấy phải tự làm clip thuyết trình đàng hoàng trước toàn dân, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để người dân thấy được nó hữu ích ra sao, cải cách ấy bảo tồn tiếng Việt như thế nào và phải chịu sự phản biện của toàn dân để được hoàn thiện hơn. Không thể lẳng lặng, dấm dúi vài nhóm gọi là “khoa học” để rồi áp vào cho toàn dân như nghị quyết phải thực thi. Làm khoa học theo kiểu định hướng như thế, thời buổi này, dân họ chửi cho cũng đâu có gì oan. 

Cải cách cho con trẻ dễ đọc, dễ viết và dễ nói hơn mà người lớn, những người có trách nhiệm giải trình, miệng cứ như bị câm khi dân thắc mắc. Như thế, cải cách để làm gì. Quên tiếng Việt đi, sẽ dễ hơn cho tất cả. 

Đây là vấn đề lớn, ảnh hưởng tới người dân, cụ thể là thế hệ sau trên diện rộng, tuyệt nhiên không phải chuyện đùa. Vấn đề này, để đảm bảo tính pháp lý, có thể phải được trưng cầu dân ý theo luật định hoặc cần phải được quốc hội phê duyệt bởi nó có quy định rõ ràng trong hiến pháp.

Nguyễn Tuấn Anh

Không có nhận xét nào

Quảng Cáo