Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Classic Header

{fbt_classic_header}

Breaking News:

latest

THỬ THÁCH TRƯỚC MỘT HOÀN CẢNH THỰC TẾ

Có mấy quan điểm rõ ràng sau về vấn đề ngôn ngữ. Thứ nhất, cái đang bàn tới là cách đánh vần (ký âm) theo sách Công nghệ giáo dục, được liệt...

Có mấy quan điểm rõ ràng sau về vấn đề ngôn ngữ.

Thứ nhất, cái đang bàn tới là cách đánh vần (ký âm) theo sách Công nghệ giáo dục, được liệt kê như dưới bức ảnh kèm theo. Để tránh mọi sự lầm lẫn sang lối viết của người khác.

Thứ hai, ở đây không nói tới bất cứ ngôi trường nào như nhiều người đang suy tưởng và dẫn chứng là Trường Thực nghiệm Hà Nội. Vì ở đây bàn về vấn đề của việc áp dụng ngôn ngữ chứ không phải vấn đề của chủ thể cụ thể nào, kể cả là tác giả của nó.

Thứ ba, việc nó đã được dung nạp ở đâu đó, không có nghĩa khi nó còn bất ổn thì vẫn né tránh và bao biện bằng việc nó đã có thành quả tốt và không có vấn đề gì xảy ra. Và hơn hết là lấy vài con người cụ thể với danh tiếng nào đó ra để bảo chứng cho sự uy tín hay tốt đẹp của nó. Việc xuất thân hay có học ở trường đó với danh tiếng sau này không có sự liên quan để chứng minh cho tác dụng của vấn đề được đang được bàn tới. Vì rõ ràng, có rất nhiều con người thành công khác nhưng không ở nơi đó và không học kiểu chữ viết đó. Như thuyết địa tâm vẫn được ngự trị một thời gian dài cho đến khi con người thừa nhận thuyết nhật tâm mới là thực tế đúng. Một vấn đề của khoa học, khi gặp thử thách thì phải được giải quyết chứ không phải dựa vào việc nó đã tồn tại và có kinh nghiệm để né tránh vấn đề thực sự mà nó gặp phải.

Thứ tư, một vấn đề liên quan đến dân sinh, phổ thông và đại chúng, rõ ràng phải được bàn thảo, phản biện một cách rốt ráo để nếu nó tốt thì sẽ đứng vững, nếu thiếu khuyết sẽ được hoàn thiện, nếu nó tồi nó sẽ bị thải bỏ. Đó là hành xử văn minh của một xã hội văn minh. Và càng văn minh hơn nếu được thông qua các thủ tục pháp lý để thực hiện việc chứng minh này.

Thứ năm, việc một vấn đề cần phải được nhìn nhận và đánh giá bằng nhiều góc độ, con người và thời điểm là hoàn toàn bình thường và hiển nhiên. Và quan trọng hơn là chính đối tượng tiếp nhận mới là chủ thể để quyết định vấn đề chứ không phải việc của nhà khoa học. Nhà khoa học chỉ có nghĩa vụ chứng minh và bảo vệ nó trước công luận và “các chủ thể tiếp nhận”.

Thứ sáu, việc thay đổi lối ký âm, tức là sẽ dẫn tới thay đổi một “nửa” tiếng Việt. Nó không chỉ là vấn đề pháp lý hay giáo dục, mà còn là vấn đề của lịch sử, văn hoá và thế hệ. Do vậy nó phải được xem xét dưới chính khía cạnh của những người là chủ vận mệnh của nó. Vì từ trước khi thay đổi, mọi hệ thống và hệ giá trị đã được xây dựng vững chãi và tốt đẹp, nó không có lý do để thay đổi, trong khi có hàng vạn vấn đề cần phải thay đổi hoặc dẹp bỏ.

Thứ bảy, tại sao chương trình giáo dục công nghệ đó chỉ dạy cho lớp 1, sau đó lên lớp 2 sẽ lại day theo chương trình cũ. Vậy lhair chăng sự thay đổi gián đoạn đó chỉ có tác dụng trong lúc này và thời điểm này?

Nếu đúng là có cách ký âm và được dạy như trong bảng (được nêu rõ theo sách Công nghệ giáo dục lớp 1), thì nếu Hitler gửi một mật mã dạng dưới đây ra chiến trường để huỷ diệt toàn thế giới vào năm 1945, mà dưới dạng tiếng nói (ký âm) mà chúng ta nghe trộm được, chúng ta sẽ mất bao lâu để “giải mã” nó trước khi trở thành tro bụi bởi cuộc tấn công hạt nhân? Vấn đề của hoàn cảnh thực tế chính là cách kiểm nghiệm xác đáng nhất. Nếu ngôn ngữ thất bại trong tình cảnh này, thì không có gi để bao biện cho sự thiếu khuyết được của chính nó. 

ĐOẠN MÃ ĐƯỢC GỬI ĐI

Nếu giờ không phải là dờ (D) thì sẽ là dờ (R), nhưng không phải dờ (Gi). Giữa giờ là không tồn tại? Giờ phải tìm giờ cho thật chính xác. Giữa giờ là chào Cờ chứ không chào cờ, nhưng không phải Cờ hay Cờ và Cờ.

Hỏi Quốc có yêu tổ cuốc không. Nó bảo nó yêu tổ quốc chứ không phải tổ cuốc. Nhiều khi nó nói tổ quốc mà người ta cứ nghĩ là tổ cuốc. Vì tổ cuốc khác hẳn tổ quốc.

Dì Của và Dì Cả ăn quả của cả tao và mày. Giá mà giá lên giá vào mùa giá đang giá, và mình không mất rá giá.

Con Dun Dun run giao dao sau khi Dao giao dao cho Rao. Dao rao cho Rân biết nhưng Dân không biết.

Giây với chả Dây. Đồng hồ chạy không đúng. Chín dờ liên tiếp. Lại sáu giờ nữa. Không thấy Dì cả. Gì cầm Cờ, phất Cờ trước gió. 

Dá không phải Giá mà cũng không phải là Rá. Và đương nhiên rá không là dá mà cũng chẳng phải là giá. Và giá với Dì có thể không tương ứng là dá với gì. Nói chung ba cái giá này là khác nhau.

Viết chữ Cờ chứ không yêu cầu viết chữ Cờ (Q) hay Cờ (K) và cũng không phải Cờ (C). Nếu viết Cờ là Cờ hoặc Cờ hay Cờ thì sẽ không đúng đáp án chữ Cờ. Vì thế viết Đường Kách Mệnh chứ không phải Đường Cách Mệnh. Và do đó, tại sao không dùng Cờ (Q) như Cờ (C) và Cờ (K). Nay có thể viết: Qách hay Qích như Cách và Kích.

Lê Luân



Không có nhận xét nào