Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Classic Header

{fbt_classic_header}

Breaking News:

latest

Về “Tàu trên cao là bước tiến của văn minh nhân loại”

Các bác ở VN thắc mắc là sau sự kiện rúng động háo hức của quan chức VN chạy thử nghiêm dự án đường sắt cao tốc trên cao Cát Linh - Hà Đông,...

Các bác ở VN thắc mắc là sau sự kiện rúng động háo hức của quan chức VN chạy thử nghiêm dự án đường sắt cao tốc trên cao Cát Linh - Hà Đông, và có người còn ví von như Tổng giám đốc Metro Hà Nội: “Tàu trên cao là bước tiến của văn minh nhân loại”, và ở VN quan chức lãnh đạo Bộ GTVT và nhà nước chuẩn bị tung ra kế hoạch đầy tham vọng là sẽ tiếp tục đeo đuổi siêu Dự án Đường sắt cao tốc Bắc Nam với vốn đầu tư tới 56 tỷ USD, và khi khai thác hoạt động sẽ có tốc độ  350 km/h. Tức là người ta còn tính như sáng uống cà phê ở TP.HCM, trưa tăm biển Múi Né, rồi chiều tối ăn uống ở Hà Nội….



Thằng Vít thì trả lời các bác thế này là cái cần trước tiên đường sắt Quốc gia có tiêu chuẩn là 1000 mm nâng lên khổ đường sắt 1.435 mm. Và vận chuyển truyền thống như đường sắt cổ điển thì có lợi hơn vì chi phí thấp, vận chuyển được hàng hóa lớn, kể cả vận chuyển cả máy móc cơ giới hạng nặng như xe tăng vũ khí… còn tham vọng làm đường sắt siêu cao tốc thì tốn kém, nó vận chuyển kém về hàng hóa, mà còn phải có nguồn điện lớn liên tục cung cấp, kể cả xây nguồn điện dự phòng trong khi VN đang thiếu điện nghiêm trọng trong các giai đoạn tới. 

Các nước Mỹ, hay nhiều nước lớn phát triển về khoa học vượt bậc dư thừa khả năng làm tàu siêu cao tốc nhưng họ không làm là lý do nó siêu tốn kém, vì diện tích của nước Mỹ nó rất lớn và vuông vức thì nếu làm đường sắt cao tốc thì làm lưới điện cung cấp bao nhiêu cho đủ cũng như nhân lực kỹ sư, chuyên gia và công nhân bảo dưỡng nó thì quá tốn kém không cần thiết, vì nó còn tỏa ra nhiều nhánh như màng nhện khác nhau thì khó khả thi mà trong khi Mỹ đất đại diện tích bằng phẳng liền mặt nó thích hợp làm đường cho vận chuyển xe cá nhân như ô tô, hoặc máy bay, hay tàu hỏa thông thường dùng vận chuyển hàng hóa máy móc nặng. Nghia là đa số các đoàn tàu đường sắt ở Mỹ hay Canada, họ dùng đầu kéo chạy dầu diesel. Tức là vận tốc vận tốc lý tưởng từ 200 km/h trở xuống.

Các bác cần biết là trong cơ khí chế tạo máy móc thì các loại tàu cao tốc thì ta định nghĩa nó có tầm hoạt động chạy với tốc độ chênh lệch một chút hoạt động với tốc độ trên 200 km/h. Tức là một số báo chí hay mấy ông trong Bộ GTVT ở VN họ hay nói sai về đường sắt cao tốc trên cao Cát Linh - Hà Đông là cao tốc, thực tế nó không phải là cao tốc, nó là đường sắt rùa bò, vận tốc trung bình hay bao nhiêu đó chậm hay nhanh nó tùy thuộc vào mức độ nhiều nhà ga đón khách hay ít nhà ga, vì ta phải tính đến khả năng phanh thắng giữa khoảng cách chạy (đà chạy) sao cho tiết kiệm lượng tiêu thụ điện, hay nguyên liệu gì đó đốt động cơ….

Đối với tàu đường sắt cao tốc thì tốc độ chạy đẩy lên 225 km/h  thì nó buộc phải dùng nguồn cung cấp năng lượng để chạy là điện (với tốc cho phép tối 225 km/h thì động cơ đầu kéo tàu đường sắt vẫn có thể dùng diesel nhưng rất hiếm).

Tức là các bác cần hiểu như thế này là hiện nay đối với đường sắt cao tốc mà chạy tốc độ từ 200 km/h là người ta đã buộc dùng nguồn năng lượng điện, và tốc độ từ 250 km/h trở lên 350 km/h, hay tàu siêu cao tốc đường sắt của Nhật chạy tới 600 km/h… thì nó cũng siêu ngốn điện và chạy năng lượng điện cung cấp….

Nói chung là đường sắt cao tốc, kể cả đường ngầm dưới mặt đất có lẽ nó chỉ thích hợp đối với đất nước Nhật và một số quốc gia có dân cư tập trung như các thành phố Nhật thì họ mới làm thôi, vì địa hình cũng như hạ tầng giao thông của Nhật nó không thích hợp làm đường bộ vì rất tốn kém.  Một số quốc gia mà đất gồ ghê hay không bằng mà làm đường bộ thì phải xây cầu nhiều hơn làm đường thì thà xây đường sắt trên cao luôn cho nó tiết kiệm.

Nhật họ có hạ tầng đường sắt đỉnh cao của thế giới là họ có các công ty về điện, về đường sắt, rồi sắt thép, công ty chế tạo đầu máy và toa tàu…. 

Chẳng hạn họ có các công ty quả lý đường sắt rất chuyên nghiệp như Central Japan Railway Company, East Japan Railway Company , Keisei Electric Railway, Odakyu Electric Railway, West Japan Railway Company, Tobu Railway,… rồi các công ty chế tạo các đoàn tàu như Hitachi, Kawasaki Heavy Industries, Kinki Sharyo, Japan Transport Engineering Company,… tức là các công ty này có khả năng sản xuất chế tạo các thiết bị cơ khí công nghiệp hạng nặng từ chế tạo các đầu máy xe lửa cho tới hàng không vũ trụ, tua bin khí, nồi hơi, robot công nghiệp, năng lượng….

Có nghĩa là người Nhật họ quá dư thừa về vấn đề nhân lực và công nghệ làm tàu đường sắt cao tốc nên khi họ xây mới dự án nào đó thì nó cũng xem như một gói kích thích kinh tế đầy ấn tượng cho tăng trưởng kinh tế, vì một dự án đường sắt cao tốc đó thì tạo ra khối công việc và hàng trăm công ty Nhật tham gia sản xuất nên sẽ có lợi….

Đối với VN có lẽ nếu làm đường sắt cao tốc với tốc độ 350 km/h có lẽ nó sẽ chở nhanh hơn lên thiên đường XHCN, thay vì phải đến hết thế kỷ này vẫn chưa thấy thiên đường XHCN ở đâu. Vì đất nước chỉ lo đầu tư vào cái gì đâu không, nên chán lắm.

Cuối cùng tôi lấy ví dụ về video đầu kéo tàu sắt truyền thống mà các nước Mỹ và Âu châu nó chạy trên khổ đường ray 1.435 mm của hãng chế tạo công nghiệp cơ khí máy móc hạng nặng Caterpillar (CAT) của Mỹ mà xưa kia tôi làm cho họ và dùng động cơ chạy dầu diesel rất hiệu quả mà bảo trì vận hành cũng dễ. Trong video phần đầu chở khách, phần hai nó chất tải chở cả trăm chiếc xe tăng bọc thép rất nặng mà chạy vô tư, và chở hàng hóa nhiều, chứ tàu chạy điện cao tốc thì không thể có điện năng nào chạy nổi nó, bảo trì và nhân công rất tốn kém, mà kỹ sư VN thì tôi chào thua là họ rất kém. Các bác xem hết video dưới. 

David Văn

Không có nhận xét nào