“Bỉnh chúc vô minh quang tự diệt Trọng ngân bạc phúc sản tất vong.” CHUYỆN SẤM KÝ VÀ CÁI CHẾT CỦA ÔNG CHỦ TIỆM NƯỚC. (Fb Hai Le) 1. Chuyện s...
“Bỉnh chúc vô minh quang tự diệt
Trọng ngân bạc phúc sản tất vong.”
CHUYỆN SẤM KÝ VÀ CÁI CHẾT CỦA ÔNG CHỦ TIỆM NƯỚC. (Fb Hai Le)
1. Chuyện sấm ký trong lịch sử:
Trong lịch sử, không hiếm việc mỗi lúc mạt vận của một triều đại nào thì xuất hiện sấm ký nói xa nói gần về sự sụp đổ đó. Nguồn gốc của sấm ký, thường là do dân tình trong lúc khổ sở vì sưu cao thuế nặng hay đời sống kham khó bất công, cám cảnh mà bịa ra để an ủi nhau cố gắng chờ đến khi thay triều đổi đại, hay là diễn dịch lại những câu đã truyền khẩu từ trước theo nguyện vọng thời đại. Phần khác, do phe đối lập chuẩn bị sẵn để yên ủi lòng dân khi chuẩn bị phế vua đoạt ghế.
Nổi tiếng trong sử Tàu, thời Hán mạt, có vụ đại thần Hoa Hâm thu nhặt mấy lời sấm trong dân gian, khắc lên mấy tấm thẻ
rồi lúc họp triều đem quăng trước mặt vua Hán khi đó là Lưu Hiệp để làm áp lực bắt tay này thoái vị. Sau màn sấm ký là tới màn tung hứng, Tư Mã Ý ba lần thảo sớ xin Tào Phi phế nhà Hán mà xưng đế lập ra nhà Nguỵ, đưa cho trăm quan cùng ký tên đóng dấu. Tào Phi từ chối hai lần, tới lần thứ ba mới nhận lời, danh nghĩa là thuận theo lời sấm ký, thuận theo thiên mệnh, trăm quan phò tá, trăm họ hân hoan, kết thúc tổng cộng bốn trăm năm cai trị của họ Lưu. Hehe, chết mấy cưng chưa!*
Trong lịch sử của Ta, cũng có vụ Nguyễn Trãi làm kỹ xảo cho sâu kiến tự gặm đục câu sấm "Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần" lên thân cây vỏ cây để uỷ lạo tinh thần dân chúng và binh sĩ, hay việc vua Lê Llợi được trao Thuận Thiên Kiếm có khắc chữ "thuận thiên" để thấy chân mạng đế vương, chính danh lên ngôi cửu ngũ. Cuộc khởi nghĩa của quân dân ta khi đó thành công vượt bậc, có lẽ một phần nhờ yếu tố cảm giác chính danh thuận theo đạo trời này, mà nguyên nhân sâu xa chính là nhờ mấy màn tổ chức sấm ký đó. Vua Lê Lợi lên ngôi xưng Thái Tổ hoàng đế, lập nên cơ nghiệp dài trước sau tổng cộng gần bốn trăm năm, dài nhất trong sử nước ta nếu không tính đoạn huyền sử về vua Hùng.
Tính ra, mấy câu sấm ký tưởng đồ chơi con nít, nhưng vai trò lịch sử của chúng không phải tầm thường!
2. Cái chết của ông chủ tiệm nước
Sau quá trình dài từ phương phi tốt tướng cho tới teo tóp nhợt nhạt, người ta đã bắt đầu có sự nghi ngờ về cái chết được báo trước của ông Quang. Ông ung thư, hay bị đối thủ chính trị hoặc gián điệp Tàu đầu độc, là chuyện sau bức màn nhung của đại hí trường ba cái đình, dân đen chúng ta dù thạo tin cách mấy cũng không thể biết tường tận được. Khi bầy chó cắn nhau, dân đen chỉ biết lúc sự đã rồi, là lúc những mẩu xương của mấy con thua cuộc bị gặm nát và quăng một ít ra khỏi nơi đấu đá để răn bọn còn lại và cũng là lời tuyên bố thắng cuộc. Bụp phát, tin ông Quang "theo cụ Mác cụ Lê" được đăng rần rần trên báo lề phải, kết thúc đường hoạn lộ và cuộc đời dương thế ngắn ngủi. Thế là tam đầu chế giờ cụt mất một đầu, còn lại một cái đầu hói niểng xấu trai vui tánh và một cái đầu bạc lừng khừng lu lú. Từ bây giờ câu chuyện cắn nhau lại càng thú vị, bởi còn vài tháng nữa là bầu cử, và hai cái đầu kia chính thức đối nhau trong thế sanh tử. Dễ hiểu, trong thế vạc ba chân, hai chân liên kết đá gãy chân kia đã xong, giờ tin thằng kia sẽ tử tế với mình thì chỉ có thần kinh mà thôi. Trong lúc nhất thời, chị đại phó chủ tiệm được vác ra rồi quàng cho chức "quyền chủ tiệm nước" oai như cóc.
Điểm qua một vòng facebook, thấy người ta ăn mừng cái chết của ông chủ tiệm nước còn hơn ăn tết. Khổ sở quá rồi, giờ cứ thằng áo xanh áo vàng hay công chức nào chết bất đắc kỳ tử là dân cứ mừng cười haha vô mấy mẩu tin, nói gì tới đại ca hàng top trong Bê Xê Tê mang chức chủ tiệm nước. Mừng thiệt chứ không phải chỉ là mừng bằng cử chỉ bên ngoài mà thôi. Ai rao giảng đạo đức ai thánh thiện ngời ngời mặc tình nói chuyện tử tận, thiên hạ cứ nhớ tới khi những người chết oan mạng trong đồn không có công lý thì cứ vậy mà vui. Lẽ đời, đừng đem nhân nghĩa ra mà nói với nỗi oan khiên!
Trong bối cảnh vui mừng đó, người ta còn có một niềm vui lớn hơn khi nhớ tới câu sấm ký trứ danh:
"Bỉnh chúc vô minh quang tự diệt
Trọng ngân bạc phúc sản tất vong"
Câu này có quyền lực ở chỗ, không cần biết có phải của cụ Trạng Trình hay không, nhưng nó đã được in cách nay ít nhất bảy tám mươi năm; nó chứa hết tên của tam đầu chế cùng với chị Ngẫn thị, lại có câu "sản tất vong" làm người ta liên tưởng tới sự diệt vong của cộng sản như một điều tất định. Nhất là khi chủ tiệm nước vừa "tự diệt". Mà đám dư luận viên dù cố gắng bác bỏ nhưng cũng không thể phủ nhận sự trùng hợp này.
3. Bàn đề
Nói là "bàn đề" chứ không phải bàn số đánh đề, mà mượn cái tinh thần đó để bàn câu sấm nói trên mà thôi. Kẻo lại bị nghĩ là nói nghiêm túc quá rồi bị rầy thì mất hay. ^^
Trước tiên là câu "Bỉnh chúc vô minh quang tự diệt" đã ứng nghiệm. Tuy vậy cũng nên điểm qua cái cho vui, số xổ rồi bàn dễ ợt.
"Bỉnh chúc - 秉燭" là "cầm đuốc", đuốc nhưng lại "無明-vô minh", không có ánh sáng, nghĩa là đuốc không cháy; cầm đuốc mà không có lửa, là cầm thứ hữu danh vô thực, có tiếng mà không có miếng, khác nào cầm lệnh bài mà không điều khiển được ai, ngồi ghế chủ tiệm nước mà không có lính, không có thực quyền. Lại nữa, chữ "燭-chúc" mà không có bộ hoả, thì thành chữ "蜀-thục", mà chúng ta biết rồi đó, trong Tam quốc chí, thì nước Thục bị diệt đầu tiên. Chữ "thục" nếu thêm con thú phía trước, thành chữ "獨-độc", nghĩa là cô độc, đơn thương độc mã giữa bầy thú dữ thì dũng mãnh tới đâu cũng có lúc mỏi mệt và chết chắc. Ngoài ra, "độc" này còn đồng âm với chữ "毒-độc" trong độc dược, dính độc rồi thì Quang phải diệt thân mà thôi.
Còn câu dưới mới là chuyện đáng bàn, bởi nó nói tới tên của ba kẻ còn lại và sự diệt vong của nhà sản, trong câu văn, ý này dễ dàng thấy được. Nhưng như thế nào và bằng cách nào, có lẽ câu này không tiết lộ. Về cơ bản, "重銀薄福-trọng ngân bạc phúc" là coi trọng tiền tài mà ăn ở tệ lậu, "產必亡-sản tất vong" là gia sản sẽ tiêu tán hết cả; lẽ thường hằng mà thôi, lo tích của làm giàu mà không biết đàng nhơn đức, thì đời cha mẹ không phá thì đời con cũng phá tan tành.
Về góc độ tiên tri, ta theo mạch của câu trên mà phân tích theo phép chiết tự theo gợi ý của bốn chữ "trọng ngân bạc phúc". Trước hết chữ "重-trọng", ngoài âm "trọng" ra thì còn âm đọc khác là "trùng". Theo mấy nguồn tin đồn không lề thì hiện tại không phải có mình ên ông chủ tiệm nước mà còn có ông thiến heo đi chung cho vui, giang hồ kêu là trùng tang liên táng, điềm đại hung với cha con nhà sản vậy.
Bàn tới đây thôi không bàn nữa vì người viết lười, bỏ đi nhậu. Nói nhiều quá sợ mấy nhà đạo đức học chê mình đục nước béo cò nói nhăng nói cuội, (mà nói nhăng nói cuội thiệt). :v
---
*Một số câu còn lưu truyền lại, chuyện của người Tàu nên không thèm bình hehe.
- "苍天已死,黄天当立,岁在甲子,天下大吉"
- “代汉者, 当涂高”
- 鬼在山禾女运王天下
- ...
(Hai Le)
Không có nhận xét nào