GIÁO DỤC ĐANG RƠI TỰ DO?. (Bài chính thức, đánh số 1 trong loạt bài về GD). . Vài lời dẫn. Thực ra, tôi cũng hơi bị động về thời điểm khi tr...
GIÁO DỤC ĐANG RƠI TỰ DO?.
(Bài chính thức, đánh số 1 trong loạt bài về GD).
.
Vài lời dẫn.
Thực ra, tôi cũng hơi bị động về thời điểm khi trình bài này, trong dự cảm của tôi, tôi đang hướng về cuộc chiến thương mại Mỹ, Trung và tiếp nối đề tài BOT.
.
Nhưng những ngày đầu tháng chín năm 2018 này, cuộc phản biện qua lại về Công nghệ giáo dục đã tiến đến cái ngưỡng “phải quan tâm” nên, một động cơ mới xuất hiện, là muốn góp cho không gian FB, không gian tranh luận xã hội một chút gì đó cho sự an hòa, hài hòa và thấu tỏ hơn, nên tôi phải viết.
.
Thật may cho tôi, vài ngày nay, Bác sỹ Lê Bá Vận đã …giúp tôi đào sâu chôn chặt vụ Bùi Hiền, nên tôi có thể tập trung vào đề tài này nhiều hơn.
.
Đêm qua, Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng, người thầy, người bạn vong niên mà tôi kính quý lại “gánh” đỡ tôi một phần về Công nghệ giáo dục.
.
Tuy nhiên, tôi vẫn viết.
Nguyễn Huy Cường của các bạn luôn thể hiện chính kiến của mình theo mạch riêng với những luận điểm riêng. Loạt bài này cũng thế, nó không phải cái bạn đã đọc, đã nghe đến nhàm chán trên mạng internet.
.
Nó là cái tôi đau đáu từ năm 1994, được trình bày trên báo Văn Nghệ Hội nhà văn và gần 40 bài báo in trước 2008, viết đến…chán không muốn viết thì thôi!.
Đọc hai đoạn thơ cuối bài này, bạn sẽ thấy nỗi đau đáu của tôi trước vấn đề, vấn nạn Giáo dục VN đã trải qua hơn bốn chục năm nay.
.
Nó không phải những ý kiến thời sự, xoay quanh chuyện đánh vần, phát âm, chính tả…
Nó là cốt lõi của những mâu thuẫn thời đại xung quanh câu chuyện giáo dục mà nếu không làm, sẽ còn những biến thái nguy hiểm hơn.
.
Cho nên, tôi viết.
Chắc chắn những bài viết này KHÔNG NGẮN. Tôi không có biệt lài viết lấp lửng, tưng tưng, ngang tắt như đánh đố bạn đọc. Cho nên, nếu làm phiền những bạn đọc “theo” tôi, cho tôi cảm ơn và xin lỗi vì đã làm phiền bạn.
Bây giờ, chúng ta đi vào nội dung.
.
Sáu chục năm, một lỗi lớn.
Tôi sinh trưởng ở miền bắc nên nội dung phần này “soi” trực diện vào nền giáo dục mà ta gọi là XHCN, tồn tại và phát triển ở miền bắc còn ở miền nam, tôi nói sau.
.
Cái lỗi này, lại là một phía của một khối lập phương chứ không phải loại lỗi “Tự sinh, không phải lỗi của riêng ngành giáo dục.
.
Khoảng năm 1975-80 có một câu đố vui “ Nghề gì ăn như tu ở như tù làm việc như lãnh tụ”. Đó chính là nghề…thầy giáo!
.
Cùng thời đó có câu ca “Ba năm canh chuối đen xì, ba năm sư phạm còn gì là xuân”.
.
Cùng lúc đó có câu chuyện vui: Một toán cướp bắt được một phụ nữ, lột sạch hành lý lục lọi hoài không ra một đồng nào, lũ cướp hỏi: Mày làm nghề gì?.
Cô kia đáp:Tôi là thầy cô giáo!.
Lũ kia hỏi: Sao không có tiền?.
Cô đáp: Tiền lương một tháng không bao giờ đủ chi dùng nửa tháng.
Lũ cướp trố mắt nhìn.
Luc này cô giáo thất thần, mặt tái xanh khi biết những người này là cướp!.
Bọn cướp ngán ngẩm, rút ra tờ 5 ngàn (1980) đưa cho cô :Thôi, bọn tao tha cho mày, cầm tiền đi ăn bát phở!.
Đến lượt cô giáo trố mắt hỏi “Phở là cái gì ạ?”
…
Hồi viết cuốn sách “Nếu phải ghen” tôi tiếp cận một cô giáo dạy cấp I ở miền núi Sơn La đang sống trong một mối nhân duyên trần đời khốn nạn, khi hỏi sao không li dị cho rồi. Cô cúi mặt bần thần đáp : Nếu bỏ, em và con em…chết đói!.
…..
Thưa các bạn.
Đó là những câu chuyện của một quá khứ nặng nề. Nó nằm ở không gian hơn 30 năm sau thời điểm coi là “cách mạng thành công” nhưng thực sự, cái “Thành công” trong lương bổng, thu nhập của giáo chức thì …chưa!.
.
Để rút ngắn thời gian khỏi những cái mốc xưa ấy là câu chuyện hôm nay.
Trong một bài báo in, tôi đã lấy hình ảnh này:
Một cô giáo dạy cấp II ở Hàn Quốc phải chi 5 tháng lương của mình để mua một cái ô tô 4 chỗ Huyndai i 10 để đi làm.
Một ông giáo cùng cấp ở Phú Thọ, Việt Nam đi dạy ở trường về, ăn miếng cơm xong, chưa nuốt trôi đến dạ dày đã vội lên lớp dạy thêm tại gia (có nơi dạy bình thường, có nơi phải lén lút dạy “chui”) nhưng muốn mua cái xe nói trên, phải mất 30 tháng nếu “bóp mồm bóp miệng”, chi tiêu tiết kiệm.
.
Từng này câu chuyện, tôi muốn nói lên điều gì?.
.
Thưa các bạn.
Nếu thi thoảng vào trang FB này, đọc những phản biện, thắc mắc của tôi, bạn có thể “Nhận dạng” tôi như một tên rỗi việc, ưa “Chọc ngoáy” hoặc ăn tiền ăn bạc gì đó nên “hăng tiết vịt”, phát lung tung.
.
Thực ra, nếu bạn tinh tường, nếu bạn đủ thân với tôi, bạn sẽ thấy tôi chuyên tâm về CHÍNH SÁCH.
.
Một vị lãnh đạo một Viện khoa học nói tôi là “Phản biện chính sách bẩm sinh”. Không sai!.
.
Trong những ngày qua, tôi cực kỳ khó chịu vì một bạn FB mà tôi rất quý mến nay xem như ‘Luật sư riêng” của phe HNĐ cứ cày vào comment, bênh vực bằng được bên phía gọi là “Công nghệ giáo dục”.
.
Bạn này bộc lộ thiên kiến rõ đến nỗi, những hẫng hụt, lỗi lầm rõ ràng, nghiêm trọng của phe cải cách được các chuyên gia hàng đầu chỉ ra cực nét nhưng bạn chỉ coi đó là những lỗi nhỏ, không nên quan tâm.
.
Nay khi đọc bài này, xin bạn hãy hiểu cho: Cái đích của tôi, khi phát biểu, không phải để a dua, vào hùa với số đông “Nện” ông Hồ Ngọc Đại hoặc ông Bùi Hiền mà là cơ chế CHÍNH SÁCH.
Câu chuyện CNGD sẽ nói, nhưng chỉ là con muỗi trong toàn cảnh này.
.
Bài toán mà các đại lượng toàn 0, đáp số là gì?.
Trở lại đề tài chính ta thấy: Nhà nước này xây dựng và thực thi chính sách giáo dục bằng những gì?.
A.Quan tâm thật sự, có ưu đãi, có lực lượng vật chất để đội ngũ làm giáo dục yên tâm đi dạy người khác: Không!.
B.Có giáo trình hợp lý (điều này tôi sẽ làm sâu sắc hơn ở phần sau) : Không!.
C.Có người cầm đầu sáng suốt, công tâm, có tầm, có tâm, luôn hướng đến lợi ich quốc gia: Không!
D.Học hỏi những nền GD tiên tiến, thich hợp để thế hệ trẻ có môi trường học tốt (Tốt hơn cả cách “Giáo dục đại trà” lẫn “Công nghệ giáo dục” hiện nay): Không!.
.
Không!.
.
Đó, nếu coi việc phát triển sự nghiệp giáo dục như một bài toán cộng, nhưng các đại lượng đưa vào giải, toàn “0” thì ta thu về đáp số là cái gì?.
.
Đến đây, có thể có bạn phản biện: Các ngành khác, thuộc hệ “Nhà nước quản lý” đều như ngành này, nay ưu đãi cho ngành này, thì các ngành khác tính sao?.
Vâng.
Lúc này, nó sẽ “đụng” kịch trần, nó là cái bi kịch có tên “XHCN” tôi chưa bàn đến, vì còn muốn…tự do ngồi gõ lách cách, trao đổi nhiều chuyện với bạn nên cho phép tôi chần chừ chút nhé.
Hãy hiểu rằng: Ưu đãi cho giáo dục, luôn luôn là một chính sách đúng.
.
90% dung lượng những gì xấu xa, khúc mắc, ẩn ức, rắc rối của GDVN bắt đầu từ câu chuyện hôm nay. Tôi sẽ làm rõ ở những bài sau.
.
Tạm kết lại bài này, tôi gửi đến bạn hai câu chuyện buồn.
Một là đoạn trich trong bài thơ “Bài ca quê nội” viết năm 1994 :
Cô giáo trẻ sau lúc rời bục giảng
Cất vội giáo trình, vơ cái cân treo
Nỗi xấp ngửa đời cô, đâu hy vọng?
Nửa chữ làm thầy, còn nửa chữ liêu xiêu…
.
Vâng.
Đau lòng lắm.
Cô giáo thành lái buôn.
Cô giáo thành thợ bán chữ.
Cô giáo làm nghề cuốn thuốc lá sợi.
Thày giáo chạy xe ôm.
Cô giáo bán hàng đa cấp
Vân vân…
.
Câu chuyện thứ hai:
.
…………
“ Em học sinh ngoan đỏ mặt ậm ừ
Nghe cô tính: Bảy lần ba hai chục.
Nghìn bạc lẻ, thôi bé đành chịu thiệt
Để cô cộng vào, lấy đó làm vui”…
.
Một Biên tập viên ở HN, hiện là bạn FB của tôi, khi đọc xong bài thơ có đoạn thơ này đã ứa nước mắt.
Tôi tin anh sẽ comment cho bài này.
Anh nói: Thôi, Huy Cường ạ, đau lòng lắm…
Vâng, tôi đồng ý rút bản thảo.
Nhưng nỗi đau cho giáo dục nước nhà, nỗi đau cho chính cô giáo phải lê la đầu chợ mua mấy cân chè về bán kiếm lợi thì đau cho đến hôm nay.
Đau, cho nên hôm nay, tôi viết!.
.
Sài Gòn ngày 11/9/2018.
Nguyễn Huy Cường.
Không có nhận xét nào