Lại về bản dịch xứ Đàng Trong Li Tana của thầy Nguyễn Nghị #thay_nguyen_nghi #dao_van Mình định không viết thêm nữa về vụ này, nhưng đọc thê...
Lại về bản dịch xứ Đàng Trong Li Tana của thầy Nguyễn Nghị
#thay_nguyen_nghi #dao_van
Mình định không viết thêm nữa về vụ này, nhưng đọc thêm 1 bài viết về quyển sách dịch này, thì mình lại phát hiện ra thêm một điều ĐỘNG TRỜI khác nữa.
Ấy là thầy Nguyễn Nghị đã dịch ra làm sao, mà thầy rinh luôn nguyên cả một đoạn văn dịch từ một quyển sách khác để dịch những câu cô Li Tana đã trích đoạn.
Mà rinh gần như cả đoạn văn dịch của người xưa này vào, như thế ngoài việc thầy Nguyễn Nghị đã không thèm dịch câu trích đoạn tiếng Anh trong sách của cô Li Tana, thầy còn làm gương xấu cho học trò là thầy đã "ĐẠO VĂN" đúng không bạn ? Mời bạn tự tham khảo.
Đây, đoạn này trong bài viết của cô Li Tana:
****
Da Shan left us a description of the Cochinchinese galley:
There is one officer sitting at the prow, and a helmsman standing at the stem. On the galley there are 64 oars, and a red shelf with a dragon on it is set at the middle of the galley. On the shelf they put a piece of wood which is used as a watchman’s clapper, a soldier beating it to mark cadence. All the sailors follow its time to turn either to the left or the right, without any mistake... The galley is long and narrow like a dragon, with its head raised.
****
Thầy Nguyễn Nghị dịch là:
Đại Sán đã mô tả một chiến thuyền của Đàng Trong như sau:
"Đầu thuyền ngồi một vị quan, đuôi thuyền đứng một người cầm lái, giữa thuyền 64 quân nhân đứng chèo. Giữa khoang thuyền có bốn cọc nạng sơn son, trên bắc ngang một cây mõ gỗ, một lính ngồi gõ mõ làm nhịp cho những người đứng chèo. Thuyền chạy qua tả là qua tả, bát qua hữu là bát qua hữu...đều răm rắp theo nhịp mõ chẳng chút đơn sai...Thuyền dài mà hẹp như hình long chu, mũi rất cao..."
****
Bạn thấy đó, trong trích đoạn của cô Li Tana, làm gì có việc 64 quân nhân đứng chèo. Làm gì có việc "Giữa khoang thuyền có bốn cọc nạng sơn son", và làm gì có cả việc "một lính ngồi gõ mõ làm nhịp cho những người đứng chèo" rồi "mũi rất cao". Câu viết trích đoạn bằng tiếng Anh của cô Li Tan hoàn toàn chả có những đoạn nào như đoạn dịch này cả.
Và mình chịu khó tra lại bộ Hải Ngoại Ký Sự của thích Đại Sán do Viện Đại Học Huế xuất bản năm 1963 tập 3, thì đây bạn ạ, vụ "64 quân nhân đứng chèo, rồi giữa khoang thuyền có bốn cọc nạng sơn son", "mũi rất cao", v.v là từ quyển dịch Hán ngữ này với đoạn "Đầu thuyền ngồi một vị quan, đuôi thuyền đứng một người cầm lái, giữa thuyền sáu mươi bốn quân-nhơn đứng chèo; giữa khoang thuyền có bốn cọc nạng sơn son, trên bắc ngang một cây mõ gỗ, một người lính ngồi gỏ mõ làm nhịp cho những người đứng chèo, thuyền cạy qua tả là qua tả, bát qua hữu là qua hữu, miệng hò lơ, châm dậm ván, đều răm rắp theo nhịp mõ chẳng chút đơn sai, mới nghe qua thực chẳng hiểu dịp gì lạ vậy. Thuyền dài mà hẹp, hình long chu, mũi cất cao, đuôi thuyền sơn đỏ ..."
***
Mời bạn coi:
1. Hình chụp bản gốc tiếng Anh cô Li Tana trích đoạn và bản dịch của thầy Nguyễn Nghị được đăng trích đoạn trên ybook.vn
2. Bản gốc đoạn văn dịch tiếng Việt trên trong quyển Hải Ngoại Ký Sự Tập 3 do viện Đại Học Huế xuất bản năm 1963
Hóa ra ở Việt Nam, chẳng những người ta đã cắt xén, dịch sai cả câu dịch, mà người ta còn LƯỜI ĐẾN MỨC ĐỘ ĂN CẮP cả đoạn văn từ quyển sách khác để làm bài dịch của mình nữa đa.
Có đất nào như đất Việt Nam không hả bạn ?
Làm thế nào mà một dịch giả danh tiếng nhất Việt Nam lại có thể làm điều bậy này nhỉ ? Nếu đây đúng là sự thật, chúng ta sẽ ăn nói ra sao với thế giới khi 1 dịch giả danh tiếng Việt Nam lại ăn cắp cả 1 đoạn văn dịch từ một quyển sách khác đã có từ xưa ? Chả lẽ văn hóa dịch thuật của người Việt Nam ta ngày nay là đây ?
À mà có khi, bạn cũng nên hỏi thầy là lấy từ bản gốc tiếng Anh nào để chúng ta so sánh luôn. Bản tiếng Anh gốc của cô Li Tana, mình tải từ nguồn chính thức này nè bạn >> https://openresearch-repository.anu.edu.au/handle/1885/111356. Bạn có thể tải nó xuống và tự kiểm chứng tiếp.
À, và nhà xuất bản đã cho in quyển này có tên là NXB Trẻ đó bạn. Bạn để ý luôn về NXB này nha.
Và quyển sách dịch này đã được người Việt ta bình chọn là Sách Hay 2013 luôn đó bạn.
Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.
Thanks
Brian
Không có nhận xét nào