Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

NHỮNG THIẾU SÓT TRONG TƯ DUY CỦA MARX VÀ ENGELS.

NHỮNG THIẾU SÓT TRONG TƯ DUY CỦA MARX VÀ ENGELS.      Trong lịch sử phát triển của loài người từ cổ chí kim luôn luôn tồn tại hai trạng thái...

NHỮNG THIẾU SÓT TRONG TƯ DUY CỦA MARX VÀ ENGELS.

     Trong lịch sử phát triển của loài người từ cổ chí kim luôn luôn tồn tại hai trạng thái mà ta gọi là tinh thần và vật chất. 
     Trong đó:
     Tinh thần là cái mà ta có nó hiểu nó, biết nó, nhưng không sờ mó được nó, không nhìn thấy nó.
     Vật chất là cái mà ta có nó, hiểu nó, biết nó, sờ được nó, và nhìn thấy nó.
     Từ thượng cổ các nhà triết học vĩ đại nhất của lịch sử như Abraham, Thích Ca, Giê Su, Lão Tử, Muhammad... đều tin vào thuyết tinh thần, mà trong đó có đấng tạo hoá, có duyên nghiệp, hay là quy luật tự nhiên của vũ trụ. 
     "Thượng Đế tạo ra muôn loài" nghĩa là tinh thần tạo ra vật chất. Phật nói đến luân hồi nghĩa là trạng thái tinh thần và vật chất có thể chuyển đổi. Lão Tử cũng tin vào Thượng Đế, Thần Tiên chi phối con người.
     Chỉ có duy nhất Marx và Engels là không tin vào thuyết tín ngưỡng?! Hai ông này lấy chủ nghĩa duy vật để biện chứng cho cái lý thuyết vô thần. Cả Marx-Engels- Lenin đều cho rằng: Phương pháp duy vật biện chứng là cơ sở triết học trong hệ tư tưởng của mình.
     Mục đích của các vị là chống lại chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo, nghĩa là chống lại mọi lý thuyết của các bậc giác giả đã tồn tại hàng ngàn năm! Việc chống lại đó không mang lại hiệu quả mà trên thực tế càng làm cho các tôn giáo phát triển không ngừng.
     Ngay trên đất nước Liên Xô cái nôi của chế độ vô thần vẫn tồn tại chủ nghĩa duy tâm đó là đạo Chính Thống Giáo. Sau hơn 70 năm phát triển chủ nghĩa vô thần thì cuối cùng chủ nghĩa đó cũng bị sụp đổ hoàn toàn tại chính cái nôi sinh ra nó, nó kéo theo sự sụp đổ của chủ nghĩa vô thần ở hàng loạt quốc gia trên toàn thế giới.
     Bất kỳ lý thuyết nào chống lại quy luật âm dương, chống lại quy luật thần và người thì đều là thiếu sót, nó giống như một người thọt chỉ đi một chân!
     Nếu chỉ dựa vào định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng, thuyết tế bào và thuyết tiến hoá để suy xét hay chứng minh về một con người, thì có nghĩa rằng: Người đó chống lại thuyết duy tâm mà trong đó "tinh thần tuyệt đối hay lý tính" luôn tồn tại trong tâm thức của mỗi người.
     Làm một con người bao gồm cả Marx- Engels hay Lenin đều có thể xác và tinh thần, nếu anh lấy duy vật biện chứng để chứng minh cái thể xác hay ý thức theo một tư duy cứng! Nghĩa là lý thuyết đó không có hồn hay còn gọi là lý thuyết vô thần.
     Nhưng nếu chỉ lấy duy tâm để bào chữa cho mọi ý thức và hành động của mình thì điều đó cũng thiếu sót về tính tư duy và thực tiễn. 
     Vì vậy quan niệm âm dương, quan niệm tinh thần và thể xác luôn phải đồng hành cùng nhau phải nương tựa nhau.
     Sự thiếu sót trong lý luận và tư duy của Marx- Engels đã khiến trật tự thế giới bị đảo lộn.
     Ngày nay những người học trò theo chủ nghĩa vô thần của hai ông tổ này vẫn lén lút đi thờ cúng cầu mong sự màu nhiệm từ tâm linh, rõ ràng cái gì không đúng thì nó không có cơ sở để tồn tại lâu dài, do vậy duy tâm và duy vật nó phải được kết hợp nhuần nhuyễn trong mọi học thuyết mà điều này tất cả những vị như Abraham, Thích Ca, Lão Tử, Giê Su, Muhammad... đã làm từ hàng ngàn năm và nó vẫn tồn tại đến ngày hôm nay.
     Điều đó chứng minh rằng chủ nghĩa vô thần của Marx và Engels là thiếu sót trầm trọng trong tiến trình xây dựng nhân cách đạo đức của con người.
     Những nhà lý luận vô thần cần xem xét lại triết học này bởi lý thuyết đó sẽ làm cho con người khô khan, độc đoán, gia trưởng và chuyên quyền! Nếu không sợ luật nhân quả theo thuyết Phật Giáo, nếu không sợ mang tội với Chúa, không sợ có lỗi với Thần Tiên, không coi trọng đến phúc báo hay nghiệp báo của Thiên Luật thì con người ngày càng tàn ác, thủ đoạn, tham lam, đố kị và nhỏ mọn, xã hội sẽ đi thụt lùi bởi tư tưởng vô thần của Marx và Engels!
     Cảm ơn các bạn đã đọc và suy ngẫm.
     Nếu hay thì vỗ tay và chia sẻ. 
     Nếu ai bênh hai ông này thì cứ lên tiếng tự do ngôn luận.
         Hà nội 11-9-2018.
Tác giả: Lương Ngọc Huỳnh.



Không có nhận xét nào

Quảng Cáo