Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

THẾ NÀO LÀ ĐẦU TƯ THÀNH CÔNG

Thế nào là đầu tư thành công? Vẫn là bàn loạn về chuyện đầu tư Lại có bạn nhắn tin hỏi tôi làm thế nào để thành công về đầu tư? Tôi thì chỉ ...

Thế nào là đầu tư thành công?

Vẫn là bàn loạn về chuyện đầu tư

Lại có bạn nhắn tin hỏi tôi làm thế nào để thành công về đầu tư? Tôi thì chỉ là kẻ đầu tư cá nhân, không phải chuyên gia tư vấn, cho nên không dám đưa ra lời khuyên gì cả. Bên Mỹ còn có luật cấm người không có bằng hành nghề cố vấn mà dám khuyên người khác về đầu tư, có thể bị phạt và liên lụy về luật pháp. Cho nên xin thứ lỗi là chúng tôi không thể đưa ra lời khuyên cụ thể, chỉ có thể khuyên bạn nên tìm đến những nhà tư vấn chuyên môn về mặt này. Nhất là phải tự mình nghiên cứu và cân nhắc trước khi đầu tư, nếu có ra sao thì cũng chỉ có thể nói là tự thân vận động, được thì mình tự sướng, thua thì cũng tự mình làm bài học tương lai (tôi đặc biệt kỵ dùng mấy chữ “rút kinh nghiệm” vì nó là biểu tượng đỉnh cao của sự lừa dối).

Hôm nay chỉ xin chia sẻ với các bạn cách kiểm tra đơn giản để biết đầu tư của mình có thành công hay không? Và thành công ở mức độ nào?

Cách đơn giản để kiểm tra mưc thành công trong đầu tư thị trường chứng khoán (TTCK) là tiền lời/lỗ sau khi mua bán một cổ phiếu nào đó. Lấy ví dụ cổ phần hãng Apple (NYSE: AAPL). Nếu bạn mua cổ phần Apple cách đây 5 năm vào khoảng $75 USD và bán nó hôm nay khoảng $220 thì tiền lời của bạn là 220-75 = 145 USD, khoảng (220-75)/75 = 145/75 = 193%. Một đầu tư thành công nhiều người mơ ước. Tuy nhiên, không phải cổ phiếu nào cũng dễ thành công như AAPL và tìm ra một cổ phiếu như AAPL cũng không phải là chuyện dễ. Tìm ra một cổ phiếu như vậy ở Mỹ là chuyện khó, tìm ở TTCK Việt Nam hiện nay còn khó hơn. Theo thiển ý của tôi thì ngày nào còn cái đuôi “định hướng XHCN” trong kinh tế Viêt Nam thì chuyện này hầu như chỉ có trong lãnh vực thần thoại hoặc khoa học giả tưởng.

Thành quả 193% nhìn thoáng qua rất đáng nể. Tuy nhiên xin nhớ là đây là kết quả của 5 năm chứ không phải một năm. Bạn có thể chia con số này cho 5 để suy ra số lời trung bình hàng năm là vào khoảng 193/5 = 39%. Vẫn là một con số đáng tự hào. Tuy nhiên trên thực tế, nếu thật sự so sánh với tiền lời của các món đầu tư khác, như tiền gửi ngân hàng chẳng hạn, thì bạn phải dùng công thức tiền lời hàng năm gọi là CAGR (Compound Annual Growth Rate). Công thức này có thể tìm trên mạng và cũng có thể dùng Excel để tính. Nếu áp dụng CAGR vào ví dụ cổ phiếu AAPL trên thì tiền lời của bạn chỉ còn khoảng 24% một năm. Nhìn thì thấy nó khiêm nhượng hơn, nhưng có nhiều nhà đầu tư mơ ước là họ được như vậy từ năm này qua năm khác. Chính bản thân tôi cũng chỉ mơ ước mình được một nửa như thế. Nếu bạn mỗi năm được trên 10% thì bạn có thể tự hào là đầu tư thành công hạng ưu tú. Thật ra thì nếu mỗi năm bạn có thể có tiền lời cao hơn mức lạm phát (Việt Nam hiện nay khoảng 4%) là có thể coi như thành công. Chú ý: lạm phát 4% là so sánh giá tiêu dùng nội địa, nếu so sánh với thế giới thì phải cộng thêm mức phá giá của VND so sánh với ngoại tệ cứng (USD, EUR, GBP, JPY…). Ví dụ bạn gửi tiền ngân hàng VN với mức tiền lời 6% thì bạn đã hơn mức lạm phát, coi như là thành công. Tuy nhiên nếu cộng thêm mức phá giá VND khoảng 3% thì thật ra bạn lỗ (vì 4% lạm phát cộng 3% phá giá VND là khoảng 7% - bạn lỗ 1% so với thị trường quốc tế).

Công thức CAGR có thể dùng để tính đầu tư trong các lãnh vực khác kể cả nhà đất hay các quỹ đầu tư tổng hợp. Công thức tổng quát là (giá bán/giá mua)^(1/(n-1))-1, mà n là số năm bạn giữ cổ phiếu hay tài sản đó. Dĩ nhiên là công thức chỉ áp dụng cho n lớn hơn 1. Ví dụ bạn mua một căn hộ 1 tỷ, sau 5 năm bạn bán nó với giá 3 tỷ thì tiền lời tuyệt đối của bạn là 2 tỷ (200%) nhưng tiền lời trung bình hàng năm của bạn chỉ có 25% tính theo CAGR. Ngoài ra cũng có thể dùng CAGR tính tiền thua lỗ trong việc đầu tư. Ví dụ, nếu bạn đầu tư vào quỹ tổng hợp TTCK Vietnam VNM thì 5 năm vừa qua bạn sẽ lỗ khoảng 15% trong thời gian 5 năm, hoặc khoảng 3% mỗi năm (con số càng nhỏ thì kết quả càng giống cách tính đơn giản chia đều mỗi năm).

Cũng xin nhấn mạnh là ở đây chỉ bàn về chuyện đầu tư chứ không bàn chuyện mua bán cổ phiếu hàng ngày (day trading). Chuyện “day trading” là một lãnh vực riêng và nó còn phức tạp hơn nhiều, đòi hỏi một trình độ hiểu biết cao về TTCK và nhất là thần kinh thép, không dễ bị dao động bởi môi trường chung quanh. Nhất là với các loại cổ phiếu phái sinh (derivatives). Nếu yếu tim thì tốt nhất là đừng dính vào. Trắng tay trong một tích tắc là chuyên có thể xảy ra, và đã xảy ra rất nhiều. Chỉ nội trong thời gian bạn đọc vài hàng chữ này cũng đã có nhiều người như vậy, nhất là với TTCK Việt Nam và China trong thời gian gần đây (bảng đỏ triền miên). Nói chung là tôi không đủ nội lực để nói về “day trading” và bạn cần phải tư vấn với các nhà chuyên môn trước khi dấn thân vào lãnh vực này.

Chúc các bạn may mắn và thành công.

Disclosure: Ky is not a licensed financial advisor. At the time of this writing, Ky owns share of AAPL (tự khai: Ky không có bằng hành nghề cố vấn tài chánh, lúc viết bài này Ky sở hữu một số cổ phần AAPL)



Không có nhận xét nào

Quảng Cáo