Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Classic Header

{fbt_classic_header}

Breaking News:

latest

VỀ TRẬN TÂY ĐÁNH THÀNH HÀ NỘI LẦN THƯ NHẤT DIỄN RA VÀO THÁNG 11 NĂM 1873 TỪ TƯ LIỆU TÂY

Về trận Tây đánh thành Hà Nội lần thứ nhất diễn ra vào tháng 11 năm 1873 từ tư liệu Tây hay là những điều mà chắc bạn chưa bao giờ đọc về tr...

Về trận Tây đánh thành Hà Nội lần thứ nhất diễn ra vào tháng 11 năm 1873 từ tư liệu Tây

hay là những điều mà chắc bạn chưa bao giờ đọc về trận thành Hà Nội này cả - mặc dù chắc là bạn đã đọc cả núi sách tiếng Việt về trận này 

hay là viết thêm chút nữa về sự anh hùng của ngài Nguyễn Tri Phương



Mời bạn tải bài A Narrative of the Recent Events in Tong-King viết năm 1875 tại đây >> https://books.google.com/books?id=wIgoAAAAYAAJ&pg=PA18&lpg=PA18&dq=narrative+of+recent+events+in+tong+king&source=bl&ots=H0myxormid&sig=K1exfOux7UzO4pOtOXmjjl36f2I&hl=en&sa=X&ved=2ahUKEwj2t8jpz8bdAhWrslQKHaTNAAQQ6AEwAXoECAoQAQ#v=onepage&q=narrative%20of%20recent%20events%20in%20tong%20king&f=false.

Bạn mà muốn biết nguyên nhân nguồn gốc lẫn tình tiết sử kiện dẫn đến trận thành Hà Nội lần thứ nhất, chắc không thể bỏ qua nó được.

Một vài ví dụ:

1. Bạn đọc để hiểu thêm hành trình của gã tội đồ Jean Dupuis (Đồ Phồ Nghĩa) ra sao, chứ không chỉ là đọc theo sử Việt Nam, ấy là nhảy thẳng vô đoạn nhân vật tay lái buôn Jean Dupuis từ trong bóng tối xuất hiện và ngạo ngược đòi hỏi triều đình Việt gì đó.

2. Bạn có biết, là theo trang 37, quan Nguyễn Tri Phương đã ngăn các nhánh sông Hồng thoát ra biển để tấn công Jean Dupuis không ? Đấy là vào tháng 6 tây năm 1873 đó bạn.  Nhưng quan Nguyễn Tri Phương đã không ngờ đến là có một nhánh nhỏ của sông Hồng tên Song-Chi, mà quan Nguyễn cho rằng mực nước cạn, thuyền bè không thể qua lại được, mà nhánh này lại dẫn ra sông Thái Bình và thuyền bè lúc này lại đi lại được.  Và trên sông Thái Bình, ngài Jean Dupuis có các binh lính  Tàu sẵn từ đó mà tiến vào dòng Song-Chi, nên ngài Nguyễn Tri Phương không dám manh động mà tấn công tàu bè ngài Jean Dupuis đó bạn.  Và do đó ngài này ở luôn Hà Nội mà quan chả làm gì được.

Vậy còn sử Đại Nam Thực Lục của ta viết gì ? Thì đây "Thuyền của Đồ Phổ Nghĩa đóng lại ở sông Nhĩ Hà. Hộ đốc Hải - Yên là Lê Hữu Thường đem việc ít súng ít quân tâu vào.  Vua dụ rằng : Hạt Hải Dương, Quảng Yên của ngươi là cửa ngõ biển Đông, thuyền ấy đi hay đến tất phải đi qua. Ngươi chiểu theo nơi hiểm yếu ở sông biển canh phòng nghiêm ngặt, còn như binh lương súng ống khí giới hiện có, không phải không thể chống được, nên gia tâm làm việc thực, cần được chắc chắn, để ngăn kẻ ngoài nom dòm.".  Chỉ vậy.  Đâu có vụ quan Nguyễn Tri Phương chặn sông để diệt ngài Jean Dupris này há bạn.

À, và bạn đọc luôn vài trang trước để biết tại sao ngài Jean Dupris cứ tiếp tục ở Hà Nội và theo sử ta là quấy phá nước ta luôn há.  Hình như sử nước ta chỉ viết về việc ngài Jean Dupris quấy phá Hà Nội chứ không cho bạn biết tại sao lại có việc quấy phá này đúng không ?

3. Còn vụ quan Francis Garnier tới Hà Nội thì sao ?

Thì theo sử nước ta "Sau thuyền của An Nghiệp (Brian chú: tức quan Francis Garnier) đến bến Hà Nội, quan Khâm mệnh Nguyễn Tri Phương, Bố chính Vũ Đường, Lãnh binh Nguyễn Đăng Nghiễm đi đến quán trọ đón tiếp, vừa ra khỏi cửa thành, phái viên nước Pháp đã xông vào bảo ngăn lại không kịp, quyền Suất đội Nguyễn Đăng Viên canh cửa (cửa thành nhỏ bên ngoài) không báo. Việc ấy tâu lên. Vua cho là làm việc chậm chạp, Vũ Đường phải giáng 2 cấp, Đăng Nghiễm phải cách chức, Nguyễn Tri Phương, Phan Đình Bình, Bùi Thức Kiên đều giáng 1 cấp, đều được lưu nhiệm, Nguyễn Đăng Viên phải cách chức cho về quê. Sai tạm sửa trường thi để cho phái viên ở và khoản tiếp.".

Thế theo tư liệu này thì sao ? "Garnier had reached Ha-noi on the 5th of November. Dupuis and his Chinese soldiers received Garnier with military honours when the landing took place : The merchant and the soldier were meeting for the first time. Without wasting any time Garnier at once penetrated into the citadel through one of the gates, obliged the sentries to show him the house of Nguyen-tri-phuong, and announced himself to the old man as the French governor.  Nguyen-tri-phuong dissimulated his anger and offered Garnier quarters in the native city, which were declined- Garnier—frustrated in his hope of being given a house in the citadel, accepted as a residence the building outside the city, near the south-eastern Bastion used as the Examination Hall and known in French official documents as the Camp des Lettrés. As soon as Garnier left the citadel, the gates were closed and the officers who had allowed him to enter were severely punished."

Như vậy, theo tư liệu Tây, làm gì có việc quan Nguyễn Tri Phương nào vừa ra đến cửa thành đón tiếp quan Francis Garnier bạn nhỉ ? Vì chính quan Garnier xông vào thành Hà Nội và yêu cầu lính gác chỉ cho quan tòa công đường của quan Nguyễn Tri Phương đấy chứ.  Ấy là quan Garnier đã TỰ MÌNH ĐI ĐẾN công đường của quan Nguyễn Tri Phương trong thành Hà Nội như chốn không người, chứ làm gì có việc các quan ta, trong đó có cả quan Nguyễn Tri Phương ra ngoài thành, mà quan Garnier lại cần phải xông vào thành Hà Nội để làm gì nhỉ ? Hay là logics trong sử ta có vấn đề bạn nhỉ ? Mời bạn tự nhiên suy gẫm.

4. Theo sử ta, mà chắc cả trăm năm nay, người ta ai cũng nhại lại, ấy là "Trước đây, An Nghiệp muốn kíp mở việc buôn, thường bị quan ta (Khâm mệnh, khâm phái và quan tỉnh) ngăn trở, mang lòng bất bình, bèn dự định điều ước (trong đó nói về việc thông thương) đệ giao tỉnh ấy niêm yết. Quan ta vẫn trả lời là chưa được mệnh lệnh của triều đình, không dám tự ý làm… Phái viên ấy phát giận, bèn đến ngày mồng 1 tháng này đánh úp tỉnh thành, quan quân chia cửa chống giữ.",  Tức là theo sử ta, quan tỉnh Hà Nội không dám làm gì khi chưa có lệnh triều đình.

Thế còn tư liệu Tây viết ra sao ? Thì đây "Garnier at once began to negotiate ; he had come at the request of Tu-Duc's ministers, he had with him two mandarins sent by the Court of Hué, he had even been told that he should meet at Ha-noï a minister plenipotentiary with whom he could treat. The Minister plenipotentiary had arrived, but the omnipotent Nguyen-tri-phuong had entirely discarded him. The old man said that Garnier had been sent not to make a commercial treaty but merely to expel Dupuis.".

Ấy là theo tư liệu Tây, chả có việc các quan ta trả lời là chưa được mệnh lệnh triều đình gì cả, mà là quan Nguyễn Tri Phương cự tuyệt yêu cầu của quan Garnier (đã được triều đình Huế đồng ý và còn cho theo cả 2 quan ta đi theo quan Garnier), và quan Nguyễn Tri Phương chỉ cho rằng quan Garnier ra Bắc chỉ để đuổi ngài Dupuis đi mà thôi, chứ không có việc thương thảo gì nữa cả.  Bạn thấy sự khác nhau giữa sử ta và tư liệu Tây chưa ?

5. Về việc đánh thành Hà Nội, quân Pháp đánh vào hai cửa Đông Nam và Tây Nam chứ không hề chỉ đánh vào cửa Đông Nam trước gì cả như sử ta chép đâu bạn ạ.  Và lần đầu tiên, chắc là chúng ta mới biết, là ngài Garnier dẫn quân đánh vào cửa Đông Nam chỉ với 3 đại bác, 40 thủy thủ và 30 lính thủy quân lục chiến (marines).  Và cánh quân mà vào thành Hà Nội đầu tiên là cánh quân của ngài Dupuis đánh cửa Đông bạn ạ.

Và vâng, quân Pháp chỉ đánh thành Hà Nội từ 6 giờ sáng để 7 giờ sáng là xong.

6. Trong nhóm tù binh Việt mà quân Pháp bắt được, có cả 2 người con của Phan Thanh Giản đấy bạn ạ.  Thông tin hay chưa ?

7. Và đáng ngờ luôn cho sử Việt nước ta, ấy là thông tin về quan Nguyễn Tri Phương.

Theo tư liệu Tây này, "The great marshal was found, by Dr. Harmand it is said, concealed in a house where he had taken a refuge after receiving a wound in the thigh while he was running to the defence of the south-eastern gate. The wound was not dangerous, but Nguyen-tri-phuong had lost his son during the attack, his old foes had once more vanquished him, and with hopes frustrated, disgusted with life, he declined to be attended to, lingered for a month and finally died of starvation on the 20th of December, the day before his victor.".  Đại khái là ngài bị thương ở đùi (chứ không là trọng thương như nhiều bài viết tiếng Việt nào đó viết nhặng cả lên), không nghiêm trọng cho lắm, nhưng ngài đã mất một người con trong trận này (Brian chú: tức phò mã Nguyễn Lâm), lại bị kẻ thù đánh thắng một lần nữa, và với các hy vọng bị mất dần đi, tuyệt vọng với cuộc đời, ngài đã cự tuyệt sự cứu thương, và kéo dài đến một tháng thì chết vì tuyệt thực vào ngày 20 tháng 12, một tháng sau ngày bị thua trận.

Hình như sử ta, tức bộ Đại Nam Liệt Truyện, đã cải lương hóa luôn sự chết "anh hùng" này của ngài với đoạn "Bọn quân Pháp coi giữ ở thành ấy thường đem cháo và thuốc đổ cho Phương ăn uống, nhưng Phương nhất thiết đều phun mửa ra. Thong dong nói rằng : nghĩa đáng phải chết. Lúc sắp chết, Phương tắm gội, thay áo, thần sắc vẫn không thay đổi. Phương tuyệt thực từ ngày 1 tháng 10, đến ngày 1 tháng 11, đầy 1 tháng mới chết, thọ 74 tuổi.".  Thời nay, toàn bộ sách vở Việt Nam dường như đã lấy đoạn này để nêu cao tính anh hùng của ngài.  Nhưng mình không thấy ai hỏi, thế một vị tướng già 74 tuổi, bị thương và tuyệt thực cả 1 tháng, sống khi bị địch giam giữ, làm thế nào, mà lúc sắp chết, lại có cả vụ "Thong dong nói rằng : nghĩa đáng phải chết. Lúc sắp chết, Phương tắm gội, thay áo, thần sắc vẫn không thay đổi." nhỉ ? Xem ra người Pháp khi bắt giam ngài, mà cứ như giam lỏng cho quan Nguyễn Tri Phương và cho ngài đủ tiện nghi lẫn ngài còn có người Việt nào đó kế bên để mà ráng kéo dài hơi mà để lại câu nói để đời "nghĩa đáng phải chết" bạn nhỉ ?

v.v ...

Còn nhiều lắm trong tư liệu này.  Có khi tư liệu này sẽ dần dần mở ra những điểm tối mà cả trăm năm nay, sử ta không ai viết (vì người ta chỉ mê viết về sự bi hùng và anh hùng của người Việt).  Có khi bạn đọc kỹ đoạn này, bạn lại cảm thấy tức cười cho cái sự nhà nhà, người người tại Việt Nam khen quan Nguyễn Tri Phương lên tới mây.  Nhưng lại chả ai nhớ (hay người ta cố tình quên) là chính trong sử Đại Nam Thực Lục, vua Tự Đức đã chê ngài Nguyễn Tri Phương là một vị quan cố chấp trong vụ Jean Dupuis, rằng là 

***

Cho Binh bộ Hữu tham tri Phan Đình Bình sung làm Khâm phái đến ngay Hà Nội cùng với Nguyễn Tri Phương xử trí việc Đồ Phổ Nghĩa. Nhân triệu vào bảo rằng : Thuyền của Phổ Nghĩa sắm sửa đến Vân Nam, dẹp oán bớt việc, ở cả việc ấy, duy có việc rất đáng lo, Nguyễn Tri Phương tuổi cao tính cố chấp, Bùi Thức Kiên gặp việc hoảng hốt, giấy tờ đi lại, có hại đến sự thể ; ngươi đi chuyến này nên tuỳ cơ làm khéo, khiến cho hắn vui lòng nghe, cốt sớm xong việc, gần đây cứ theo tâu báo, Phổ Nghĩa có ý thác cớ để tránh, Ngọc Trì đã đến, mới nên thân họp, còn như những tên đầu mục nhỏ mọn chớ nên khinh thường họp bàn với chúng mà thất thể ; phàm việc để lỡ, đều do Nguyễn Tri Phương yêu cầu khắt khe nên mới đến thế. Trước đã lỡ việc, nay phải xử trí cho khéo. Vả lại, người khách nước Thanh xu lợi, về việc thông thương ở Vân Nam cố nhiên là có, tạm hãy để đấy chớ hỏi đến, đợi xong việc tính dần, để cho hắn phục tình, nếu nhất thiết buộc bằng phép luật, sợ chưa tiện.

Đình Bình thưa rằng : Đã hỏi người đến sau, biết kẻ thuộc khách phụ hoạ đều là bọn du đãng không có căn cước, đến đâu hỏi khắp, nên đều biết được.

Vua bảo rằng : Cửa vua xa muôn dặm, cứ theo trên giấy tờ thì như thế, nhưng trẫm hỏi kỹ, thì hắn cũng không ngang ngược càn lắm, tại ta hà khắc nên mới đến thế, nhưng Nguyễn Tri Phương tính cố chấp, đi lần này làm việc lớn của nước, nên chăng cùng bàn với nhau, nếu không hợp thì cứ thực mật tâu.

***

Có khi các sử gia Việt Nam biết mà họ không viết đúng không bạn ? Vì trong lịch sử chống Pháp ở Việt Nam, còn anh hùng nào sáng giá hơn ngài Nguyễn Tri Phương nữa bạn nhỉ ? Làm thế nào mà anh hùng nước ta có thể bị vua chê là người cố chấp nhỉ ? Vì anh hùng nước Việt chỉ có đúng, chưa không thể nào có thể bị gọi là cố chấp đúng không bạn ? 

Và hình như ở Đà Nẵng người ta dựng cả tượng quan Nguyễn Tri Phương ở thành Điện Hải, nhìn oai hùng thật.  Nhưng bạn đọc tư liệu Pháp về trận này, bạn chỉ cười thôi.  Mà nếu bạn để ý hơn, thì bạn chắc nên hỏi câu hỏi rất đáng hỏi, ấy là "thế còn những người dân quân Quảng Nam đã đào hố sâu và hy sinh trong trận Đà Nẵng thì sao ? Tại sao người ta không ai tạc tượng họ nhỉ ? Người ta tạc tượng vị tướng già đánh thua hay hòa với quân Pháp 3 trận ở cả 3 miền đất nước làm gì ? Ông ấy thua chưa đủ sao ?  ".  Mà bạn nghĩ xem, tạc tượng ngài Nguyễn Tri Phương ở thành Điện Hải, thế có phải là các sử gia Đà Nẵng đã hùa tay vào với chính quyền xóa đi sự hy sinh của quân dân Việt Nam, những người đáng được ca tụng và khắc tượng không ? Để thay vào đó là hình ảnh một vị tướng già, một vị anh hùng dân tộc, mà càng đọc nhiều, ta lại càng thấy sửng sốt, là hình như ở Việt Nam, cái câu "nhất tướng công thành vạn cốt khô" chưa bao giờ sai cả.  Đến cả thế kỷ 21 này, người ta vẫn cần các anh hùng để khoe, mà càng đọc thêm tư liệu, càng thấy buồn cho sự anh hùng của các vị ấy.

Nên mình nhìn bức tượng của ngài Nguyễn Tri Phương ở thành Điện Hải, cười thôi.  Vâng, nếu mình có về Đà Nẵng, mình nhất định sẽ đi nghĩa trủng Nam Ô mà tự cắm cây nhang cho những người nằm xuống ấy.  Mình xấu hổ với bức tượng ngài Nguyễn Tri Phương này.  Đó là ý kiến riêng của mình.

Xin share luôn tư liệu này để bạn tự đọc và tìm hiểu.  Có khi bạn nghiên cứu kỹ rồi, bạn sẽ viết lại thêm về trận Hà Nội thứ nhất cũng nên.

Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.

Good nite,

Brian

Không có nhận xét nào