Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Classic Header

{fbt_classic_header}

Breaking News:

latest

AO TÙ, TỪ CHUYỆN “NGHÊ THUẦN VIỆT” ĐẾN BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT

AO TÙ, TỪ CHUYỆN “NGHÊ THUẦN VIỆT” ĐẾN BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT Ngày nhỏ, mỗi khi đến đình, đền, chùa, tôi hay thấy tượng động vật giống như con...

AO TÙ, TỪ CHUYỆN “NGHÊ THUẦN VIỆT” ĐẾN BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT

Ngày nhỏ, mỗi khi đến đình, đền, chùa, tôi hay thấy tượng động vật giống như con.... chó. Nhưng tai dài hơn, mặt thì hay gẫy, trên thân có họa tiết na ná như các họa tiết trang trí trên rồng. Khác với long phượng, tượng động vật này không nghiêm trang mà gần gũi, đôi khi như đang cười. 
Rồi một ngày đẹp trời, theo phong trào, bố tôi cắp một con chó Nhật về nuôi. Mặt gẫy, cũng tai dài, lông dài. Mỗi khi đùa với nó, nó hay lăn ra ngửa bốn chân lên và... cười. Khi hắn cười, trời ơi, loài vật ở đình chùa tôi thấy đích thị là... chó Nhật các cụ ạ. Những họa tiết trên thân động vật kia là biến tấu mồn một của bộ lông chó Nhật còn gì. Cái đuôi xù lên cũng thế nhé. Chó Nhật bấy giờ oách lắm. Đắt đỏ, người người bế ẵm. Tôi tự nhủ, ra là oách có truyền thống. Chó Nhật ngồi chỗm hỗm ở đình chùa từ thủa xa xưa....

Sau này, tôi mới biết đó là Nghê. Đời dốt nát đến khổ. Ừ thì Nghê. Với tôi chó hay nghê cũng vậy cả thôi mà.

Ra là thế. Từ thời các cụ đã có linh vật nghê. Kinh thật. Mấy anh tiến sĩ lắm chữ đã nói: Nghê nào kém phượng, kém rồng bao xa. Nhưng nhiều người vẫn bảo cái loài đội tòa sen trong đạo Phật thời Lý triều không phải nghê tòa, mà là sư tử. Thôi đành ngồi hóng chứ biết làm sao. Hay dở, sớm muộn như thế nào chả biết. Còn tôi, cứ nói đến nghê tôi lại nhớ đến...con chó Nhật ngày nào.
************
Rồi bỗng nhiên, linh vật nghê được truyền thông rầm rộ, đủ mọi góc độ khác nhau. Đọc cũng vui, khi nghê bỗng dưng mang hơi hướng của một gương "người tốt, việc tốt" mà xã hội, trong những phút lỡ làng đã chót bỏ quên....

Nhưng cái này mới hay. Mấy anh lắm chữ, miệng gang miệng thép hẳn hoi  bảo rằng: "Nghê là linh vật thuần Việt". Nghĩa là chỉ có "chất Việt" không nhiễm bất cứ thứ gì ngoại lai ...😂

Một lịch sử hào hùng của tất cả các loại nền: Chính trị, văn học, mỹ thuật... cho đến đàn, ca, sáo, nhị, tập tục lễ nghi.... Nhìn đâu cũng thấy không dấu ấn phương Bắc, thì ảnh hưởng Chiêm Thành; Không Tây trúc thì Tây phương... tìm được gì có hai chữ "thuần Việt" thì quá đỗi tự hào. 
Nghê vốn thường chầu nơi thấp, bỗng leo tót ngôi cao là vì thế?

Phát triển thêm "Tây Vực thuyết", một số người cho rằng hình tượng sư tử nghê thời Lý ngậm ngọc cũng là do tạo hình vùng Tây Á mà ra (Bái hỏa giáo hay Mani giáo?)

Khi tìm cách "giải Tàu", cao hứng của người đặt tự hào dân tộc cao hơn chân lý khoa học. Và thế là mấy chữ "linh vật nghê thuần Việt" ra đời. Thực tế, ngoài nguồn gốc, (khả năng từ Tây Á) trang trí bờm, răng... các họa tiết đều ít nhiều có "chất" của mỹ thuật ... Trung Hoa. Nếu lược đi các họa tiết trang trí ảnh hưởng "ngoại lai", thì phần đông nghê chỉ là dạng thức tả thực không gì hơn của loài... cho sắc 😎. 
**************

Rõ ràng người ta rất đuối lý, khi cố công nói rằng nghê là linh vật "thuần Việt". Vậy mà có người vẫn cố gia vị thêm hai chữ "hoàn toàn".
Hình tượng nghê chỉ là một trong số rất nhiều thứ gắn với hai chữ "thần Việt" trong cơn cao hứng quá đà.

Đừng sợ giao lưu văn hóa. Giao lưu có thể làm mất đi, nhưng cũng có thể làm giàu thêm bản sắc. Với hình tượng nghê câu trả lời đã rõ ràng. 

Kẻ bản lĩnh thì không sợ những cơn gió, dù từ Tây hay Bắc. Cố lên gân, gồng cốt để nói về hai chữ "thuần Việt" chỉ chứng minh rằng anh tự thấy mình yếu thế mặc cảm trong cuộc giao lưu.

Muốn "thuần Việt" ư? Đâu quá khó. Chỉ cần bế quan, tỏa cảng ta sẽ có ngay "thuần Việt hoàn toàn". Nhưng một cái ao mà không có nguồn nước chảy ra chảy vào thì phải làm sao?

Nhân ngày Di sản đến gần tôi xin có lời thưa gửi rằng: đó chỉ là cái ao tù, không hơn, chẳng kém

Thanh Hương Lê



Không có nhận xét nào