BỐN GIAI ĐOẠN CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP. Giai đoạn thứ nhất của nó diễn ra vào cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19. Cuộc cách mạng bắt đầu bằng...
BỐN GIAI ĐOẠN CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP.
Giai đoạn thứ nhất của nó diễn ra vào cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19. Cuộc cách mạng bắt đầu bằng sự phát triển sản xuất hàng hóa của ngành công nghiệp dệt. Sau đó, thương mại mở rộng thuận lợi cho sự ra đời của kênh đào giao thông và đường sắt. Động cơ hơi nước đưa đến gia tăng năng xuất lao động đột biến. Sự phát triển của máy móc công cụ trong hai thập kỷ đầu của thế kỷ 19 đưa đến sự chế tạo máy móc phục vụ cho các ngành sản xuất khác. Ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp giai đoạn một diễn ra tại Tây Âu và Bắc Mỹ.
Giai đoạn thứ hai của cách mạng công nghiệp bắt đầu khoảng thập kỷ 1850 và kéo dài đến đầu thập kỷ 1900. Đến cuối thế kỷ19 lực đẩy của cách mạng công nghiệp là động cơ đốt trong và máy móc sử dụng điện.
Giai đoạn thứ ba của cách mạng công nghiệp bắt đầu khoảng năm 1969 khị các tiến bộ về hạ tầng điện tử xuất hiện. Quá trình này cơ bản hoàn thành nhờ những thành tựu khoa học công nghệ cao. Năm 1997 khi cuộc khủng hoảng tài chính Á Châu nổ ra thì đồng thời cũng kết thúc gia đoạn thứ ba.
Giai đoạn thứ tư của cách mạng công nghiệp bắt đầu vào đầu thế kỷ 21. Nó được hình thành trên căn bản của những công nghệ mới như công nghệ ROBOT, công nghệ NANO, trí tuệ nhân tạo…Hiện tại thế giới đang ở trong giai đoạn đầu của cách mạng công nghiệp thứ tư. Đây là giai đoạn bản lề cho các nước đang phát triển tiến lên để theo kip thế giới văn minh
Ngày nay con người đã sang giai đoạn công nghiệp lần thứ tư mà thuật ngữ được sử dụng nhiều hơn gọi là “công nghiệp thế hệ 4.0”. Đây là xu hướng kết hợp giữa các hệ thống ảo và thực tế.
Để cho dễ hiểu hơn có lẽ nên diễn tả rằng, viễn cảnh các nhà máy thông minh kết nối với internet và liên kết với nhau qua hệ thống tự hình dung toàn bộ quy trình sản xuất, sẽ không còn xa nữa.
Trong cuộc cách mạng thứ tư chúng ta sẽ đến với sự kết hợp giữa thế giới thực, thế giới ảo và thế giới sinh vật. Những công nghệ mới này sẽ ảnh hưởng đến mọi luật lệ, mọi nền kinh tế, mọi ngành công nghiệp, đồng thời thách thức ý niệm của chúng ta vể vai trò thực sự của con người.
Những công nghệ mới này có tiềm năng kết nối hàng tỷ người trên thế giới, gia tăng hiệu quả hoạt động cho các tổ chức, các doanh nghiệp, tái tạo các nguồn tài nguyên thiên nhiên và khôi phục lại những tổn thất mà các cuộc cách mạng trước gây ra.
Trong thời gian đầu, cuộc cách mạng công nghiệp thế hệ thứ tư này sẽ gây ra một số điều phiền phức. Chẳng hạn như khi robot và tự động hóa lên ngôi thì hàng triệu người sẽ rơi vào cảnh thất nghiệp, đặc biệt là các công nhân trong ngành vận tải, kế toán, môi giới bất động sản, bảo hiểm …Con số ước tính, khoảng 47% các công việc hiện tại ở Mỹ sẽ biến mất vì tự động hóa. Cuộc cách mạng này sẽ có lợi cho tầng lớp giàu hơn là cho những người lao động trình độ thấp.
Trong lịch sử, các cuộc cách mạng công nghiệp đều xảy ra với sự bất công gia tăng kéo theo hàng loạt những chuyển dịch lớn về chính trị cũng như về thể chế. Có thể nói ở thời điểm hiện tại, các hệ thống chính trị, xã hội và kinh doanh của chúng ta chưa thực sự sẵn sàng để đón nhận làn sóng chuyển đổi đó. Nhưng trong tương lai, những biến đổi sâu sắc trong cơ cấu xã hội sẽ là điều tất yếu.
Dương Hoài Linh
Không có nhận xét nào