Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

TAM QUYỀN PHÂN LẬP - THƯỢNG VIỆN - HẠ VIỆN -> TRONG THỂ CHẾ DÂN CHỦ NHƯ THẾ NÀO

Có khá nhiều bạn hỏi mình vì không hề biết hoặc biết khá lờ mờ về khái niệm "Tam Quyền Phân Lập" và sự khác biệt giữa "Thượng...

Có khá nhiều bạn hỏi mình vì không hề biết hoặc biết khá lờ mờ về khái niệm "Tam Quyền Phân Lập" và sự khác biệt giữa "Thượng Viện" và "Hạ Viện" trong một thể chế dân chủ như thế nào.

Những khái niệm này để trình bày cho rốt ráo thì có lẽ phải mất nhiều giấy mực nhưng mình cố gắng tóm gọn như sau:

👉 Tam Quyền Phân Lập: là khái niệm tách rời hệ thống luật pháp của một quốc gia ra thành 3 phần: Lập Pháp (hình thành và tu chính luật pháp), Tư Pháp (hệ thống toà án áp dụng luật) và Hành Pháp (hệ thống cảnh sát thực thi pháp luật và pháp lệnh của Tư Pháp).

Tam Quyền Phân Lập đúng nghĩa không có chuyện Chánh Án tối cao (thuộc Lập Pháp) có quyền uống rượu lái xe mà không bị ai bắt giữ hoặc phạt vạ hoặc có chuyện công an (thuộc Hành Pháp) được quyền phán quyết ai đó có tội như một ông quan toà (thuộc Hành Pháp). Có nghĩa là mỗi bộ phận phải thực hiện nhiệm vụ của mình trong khuôn khổ chức năng và trách nhiệm dựa trên hiến pháp và pháp luật chung.

👉 Thượng Viện: là một bộ phận thuộc quốc hội, tiếng Anh gọi là "Upper House" hoặc "Senate". Thượng Viện có trách nhiệm nghiêng hẳn về cấp quốc gia. Thượng Viện có trách nhiệm phê chuẩn các khế ước cấp quốc gia, bổ nhiệm Chánh Án tối cao, toà án thượng thẩm, các chức sắc liên bang cấp quốc gia, đại sứ và thực hiện việc xét xử các quan chức bị vi phạm hoặc bị truy tố (nhằm mục đích miễn nhiệm họ). Thượng Viện còn đóng vai trò phê chuẩn các luật lệ và tu chính sau khi Hạ Viện thông qua. Thượng Viện còn có quyền phủ quyết hoặc chấp nhận sự đề đạt nhân sự của Tổng Thống.

👉 Hạ Viện: là một bộ phận khác thuộc quốc hội, tiếng Anh gọi là "Lower House" hoặc "House of Representative". Hạ Viện nghiêng hẳn về các sự vụ thuộc phía "nhân dân". Hạ Viện có trách nhiệm khởi đầu một dự luật, tu chính một điều luật, thông qua ngân sách chi tiêu, điều tra và kiểm soát các trường hợp quan chức bị truy tố vì vi phạm trước khi đưa lên Thượng Viện.  Hạ Viện còn có quyền chọn lựa Tổng Thống trong trường hợp bầu cử Tổng Thống rơi vào tình trạng đồng phiếu các bên (không có đảng chính trị nào thắng số phiếu áp đảo).

Tất nhiên, cả Thượng Viện và Hạ Viện đều có các nghị sĩ thuộc các đảng chính trị khác nhau. Bởi vậy, mỗi vấn đề trước khi được thông qua phải được biểu quyết từ các phía. Không phải như trường hợp quốc hội ở Việt Nam cái gì cũng gật theo một đảng ra chỉ thị. Thượng Viện và Hạ Viện được hình thành để cân bằng quyền lực, tránh lạm quyền và tránh gây tham nhũng  hoặc nuôi dưỡng sự mờ ám trong cơ chế.

Ví dụ, Tổng Thống muốn tuyên chiến với một quốc gia nào khác, Hạ Viện phải thông qua ngân sách thì mới có thể tiến hành. Tổng Thống muốn đề cử một ông Chánh Án toà thượng thẩm thuộc "phe cánh" của ông ta nhưng Thượng Viện vẫn có quyền phủ quyết..v..v...

Hy vọng tóm lược này là khởi điểm để các bạn chưa biết, bắt đầu biết và tìm hiểu sâu hơn 🙂.

#_tamquyenphanlap #_thuongvien #_havien

Hoàng Ngọc Diêu



Không có nhận xét nào

Quảng Cáo