Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Classic Header

{fbt_classic_header}

Breaking News:

latest

Về sự phân tích đoạn văn chữ Hán trong bài viết Việt Học của thầy Hồ Bạch Thảo

Về sự phân tích đoạn văn chữ Hán trong bài viết Việt Học của thầy Hồ Bạch Thảo Trưa Chủ Nhật ở California, mình ngồi ăn quýt mơ mộng về cô H...

Về sự phân tích đoạn văn chữ Hán trong bài viết Việt Học của thầy Hồ Bạch Thảo

Trưa Chủ Nhật ở California, mình ngồi ăn quýt mơ mộng về cô Hán Nôm Bắc Kỳ (ơ hay sau này cô có tự tay lột vỏ quýt cho người mình thương ăn không cô ?), lại sẵn quyển Việt Sử Tư Liệu Cùng Lời Bàn của thầy Hồ Bạch Thảo trên bàn, nên mở ra đọc.  Đọc rồi lại thấy có những điều trong bài viết sau đây mình không hiểu, nên xin được viết luôn để có gì bạn chia sẻ kiến thức hoặc nếu được, xin chú Nguyen Ba gởi luôn cho thầy Hồ Bạch Thảo lên tiếng.

Đây là bài viết mang tên Phụ Lục: Việt Học nằm ở trang 705 đến trang 711.

Theo bài viết này, thầy Hồ Bạch Thảo đã chỉ ra cho một người Mỹ gốc Việt trẻ được gọi đùa là Thông Minh thâm uyên về Hán ngữ (học bên Bắc Kinh) về sự sai trong việc dịch thuật sang tiếng Anh của phần chữ Hán Minh Thực Lục ra sao.  Trong đó, thầy Hồ Bạch Thảo ghi rõ là câu văn chữ Hán "臣 考 馬 援 南 征 沐 歷 浪 泊 士 卒 死 者 幾 半" ( diễn âm thần khảo mã viện nam chinh mộc lịch lãng bạc sĩ tốt tử giả kỷ bán) mà bị dịch thành câu tiếng Anh "I have studied Ma Yuang’s Southern expedition. It had to proceed through great waves and high seas and nearly One half of the troops died".

Mình thấy hình như có gì đó hơi kỳ kỳ trong sự phân tích của thầy, nên lại tra mạng thì thấy có vài điều xin nêu ra:

****

1. Bạn có thể đọc phần dịch tiếng Anh Minh Thực Lục liên quan tới đoạn ngài Mã Viện nêu trên tại đây >> http://www.epress.nus.edu.sg/msl/reign/jia-jing/year-15-month-intercalary-12-day-1. Bạn đọc đoạn "I have studied Ma Yuan's southern expedition. It had to proceed through great waves and high seas and nearly one half of the troops died."

Như vậy trong này tên tiếng Anh của ngài Mã Viện là Ma Yuan, chứ đâu có phải Ma Yuang như thầy Hồ Bạch Thảo trích đâu đúng không ? 

****

2. Không biết thầy Hồ Bạch Thảo và bạn trẻ Việt Thông Minh kia đã tra bản Hán ngữ Minh Thực Lục nào, chứ mình tra trên mạng về câu trên thì ôi thôi, lại thấy có một điểm khác biệt.  Đó là trong các bản chữ Hán trên mạng, họ viết thâm lịch 深歷, chứ không là mộc lịch 沐歷 như thầy Hồ Bạch Thảo đã trích.  Tức là câu Hán ngữ trên mạng được viết là 臣考馬援南征深歷浪泊士卒死者幾半 (diễn âm - thần khảo mã viện nam chinh thâm lịch lãng bạc sĩ tốt tử giả kỷ bán), thâm lịch 深歷 chứ không là mộc lịch 沐歷.

Mà theo mình dò, thâm 深 có nghĩa là sâu (như thâm cung), lịch 歷 có nghĩa là vượt qua, nên chắc thâm lịch 深歷 có nghĩa là đã đi sâu vào, tức là thâm lịch lãng bạc 深歷浪泊 có thể dịch là đã đi sâu vào Lãng Bạc hay vượt sâu vào Lãng Bạc.  Chứ còn mộc lịch 沐歷 mà chữ mộc 沐 là trừ bỏ hay sửa lại, sửa trị thì không hiểu mộc lịch Lãng Bạc 沐歷浪泊 dịch tiếng Việt nghĩa là gì ? Có phải là vượt qua trừ bỏ Lãng Bạc ? Nhưng đã bao giờ Lãng Bạc là một tên dạng nghĩa bóng mà thiên triều dành cho nước ta nhỉ ? 

Thầy Hồ Bạch Thảo trong bài viết, chỉ viết phần chữ Hán và bản dịch tiếng Anh, nên ta không rõ thầy đã dịch cụm từ "mộc lịch Lãng Bạc 沐歷浪泊" mà thầy trích đoạn là ra sao ? 

Nên không hiểu ở điều #2 này, có phải là thầy Hồ Bạch Thảo đã đọc lộn chữ Hán thâm lịch 深歷 ra mộc lịch 沐歷 chăng ? Hay đúng là có mộc lịch 沐歷 thì xin bạn share luôn kiến thức.

Bạn đọc bản Hán ngữ Minh Thực Lục phần 195 này tại đây >> https://ctext.org/wiki.pl?if=gb&chapter=971761, dò đoạn 臣考馬援南征深歷浪泊士卒死者幾半.

****

3. Và thầy Hồ Bạch Thảo đem dẫn chứng ra từ sử Việt để nêu rõ Lãng Bạc là Hồ Tây ở Hà Nội thời nay.  Về điều này, thì chắc ta không ai có thể phản luận hồ Lãng Bạc là hồ Tây cả, nhưng có thật địa danh Lãng Bạc trong sử kiện Mã Viện đi đánh cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng là hồ Lãng Bạc ở Hà Nội không, thì mình không chắc.  Đây mời bạn đọc bài viết phân tích về điều này trong bài này luôn >> https://tamcominh.wordpress.com/2011/04/27/h%E1%BB%93-lang-b%E1%BA%A1c-co-ph%E1%BA%A3i-la-h%E1%BB%93-tay-khong-minh-vu-h%E1%BB%93-van-cham/

Mình thấy bài phân tích trên rất hay, không biết thầy Hồ Bạch Thảo, một người thầy chuyên phân tích sử liệu, đã đọc chưa và có phản luận không ? Phần thầy Hồ Bạch Thảo viết trong phần footnote "Có thuyết cho rằng Lãng Bạc không phải là Hồ Tây; chúng tôi căn cứ vào chánh sử như Đại Việt Sử Ký Toàn Thư ... các bộ sử này đều khẳng định là Hồ Tây" thì mình thấy bài viết này đã phản luận là "Sách Tàu chỉ nói vắn tắt có vậy, rằng hai bên đã đánh nhau dằng co và quyết liệt ở vùng Hồ Lãng Bạc. Kịp đến lúc nước ta dựng nền tự chủ, quốc thống được xây dựng lùi về mấy thiên niên kỷ, rồi Đại Việt Sử Ký Toàn Thư ra đời mở đường cho các sách sử đời sau nhấn mạnh đến nguồn gốc Tiên Rồng, thì Hồ Lãng Bạc nói trong Hậu Hán Thư bỗng dưng trở thành Hồ Tây trong thư tịch của ta. Nguyên do là vì các nhà viết sử mở đường, thảng hoặc phạm sai sót như khi chép y nguyên truyền thuyết nói rằng Họ Hồng Bàng làm vua được hai nghìn năm, truyền được 18 đời*, thành thử có điều không hợp lý là bình quân mỗi đời vua kéo dài đến 130 năm; cũng như không chịu khổ công suy nghĩ, không chịu nghiên cứu thực địa, nên khi dẫn chứng thư tịch Trung Quốc, thấy sách Tàu chép hai bên đánh nhau ở vùng Hồ Lãng Bạc, nhìn trước nhìn sau chẳng thấy cái hồ nào rộng lớn ngoài cái Hồ Tây ngay sát kinh thành, đã vội vàng suy diễn một cách võ đoán rằng Hồ Lãng Bạc nói trong Hậu Hán Thư chính là Hồ Tây. Và cứ thế, cứ thế, người này trích dẫn thơ văn trước tác của người kia, hết lớp cựu học đến lớp tây học, cái lầm của một người trở thành cái lầm của nhiều người, rồi vì lẽ không ai chịu khó suy nghĩ đặt lại vấn đề, nên rút cục mọi người đã tin vào một đìều không đúng sự thực là “Hồ Tây còn có tên là Hồ Lãng Bạc”."

Như vậy, việc dịch giả Geoff Wade dịch lãng bạc 浪泊 như một danh từ chỉ cho sự sóng to biển cả "great waves and high seas" thay vì là một địa danh Lãng Bạc có thể không đúng đó, nhưng việc thầy Hồ Bạch Thảo cho rằng Lãng Bạc thời ngài Mã Viện đồng nghĩa với Hồ Tây Hà Nội ngày nay do các sử ta đã chép vậy có khá hơn không ?

****

4. Và cuối cùng, thầy Hồ Bạch Thảo có nhận định rằng "Cháu biết tự nhận như vậy là quí lắm rồi.  Tiếng Việt mình cũng cần nhiều công phu lắm, có khi phiên âm chữ Nho đúng rồi, nhưng chưa vị tất đã dùng, vì người mình không ai đọc như vậy, ví dụ Điêu Cát Hãn phải đọc là Đèo Cát Hãn, Quảng Uy đọc lại Quảng Oai, v.v"

Không hiểu câu này thầy Hồ Bạch Thảo có ý dạy người Mỹ gốc Việt trẻ ra sao, chứ theo mình, ở Việt Nam chính các bậc đại thụ Việt Nam họ đã dạy người trẻ và cả dân Việt 100 triệu người là dịch tiếng Việt ra sao cũng được đấy chứ.  Ví dụ thầy Đào Duy Anh và Viện Sử Học dịch Đại Nam Thực Lục mà cứ Nguyễn Văn Thụy (thay cho Nguyễn Văn Thoại), Nguyễn Hoàng Đức (thay cho Nguyễn Huỳnh Đức) mà có thấy thầy cô nào chê bai đâu ? Toàn khen không mà và người ta còn biện hộ là cách đọc Nguyễn Văn Thoại là phương ngữ vùng miền, chứ trong tiếng Việt dịch Nguyễn Văn Thụy cũng OK mà.  Mình thấy thầy Hồ Bạch Thảo đang dạy người Mỹ gốc Việt trẻ khác với những gì các thầy bên Việt Nam dạy đấy chứ.  Nên không hiểu là MỘT MÌNH thầy Hồ Bạch Thảo sai khi dạy người trẻ như vậy hay là TOÀN BỘ các thầy cô bên Việt Nam đều sai khi họ hoàn toàn im lặng và để người ta cứ dịch và cứ viết ra sao thì dịch, thì viết ? 

Vậy mình đọc bài viết này của thầy Hồ Bạch Thảo, thấy có 4 điều trên nêu ra.  Chú Nguyen Ba có thể gởi thầy Hồ Bạch Thảo hỏi về 3 điều trên nếu được.  Còn điều cuối cùng là để người Việt trong đó có cả Brian Wu tự suy nghĩ.  Có khi trong đó có kèm theo cả sự liêm sĩ, tính đạo đức của con người, và liên quan đến ngành ngôn ngữ học Việt Nam, nên câu hỏi thứ 4 không thể nào là câu hỏi chỉ dành riêng cho thầy Hồ Bạch Thảo. 

Mời bạn tham khảo.

Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.

Thanks

Brian





















Không có nhận xét nào