Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

GẠC MA

GẠC MA Nay là tưởng niệm 31 năm (14/3/1988-14/3/2019) về ngày Trung Quốc xâm chiếm đảo của ta tại quần đảo Trường Sa. Họ xâm chiếm ngay tron...

GẠC MA

Nay là tưởng niệm 31 năm (14/3/1988-14/3/2019) về ngày Trung Quốc xâm chiếm đảo của ta tại quần đảo Trường Sa. Họ xâm chiếm ngay trong thời điểm đám tang thủ tướng Phạm Hùng.

Về sự kiện thảm sát Gạc Ma thì đã có nhiều người bàn tán và cuốn sách Gạc Ma- Vòng Tròn Bất Tử mô tả. Quanh sự kiện có lệnh “không được nổ súng” hay “không được nổ súng trước” có nhiều ý kiến khác nhau. Ngay cả trong nội bộ quân đội cũng có nhiều ý kiến khác nhau.

Tuy nhiên tôi tin ở lời tường thuật lại của một người lính thuộc Lữ đoàn 146 hải quân tham gia bảo vệ Trường Sa năm 1988 là anh Chu Hồng Quý, là chỉ có mệnh lệnh “không được nổ súng trước”. Anh kể tôi nghe nhiều về sự kiện thảm sát Gạc Ma khi tôi đến thăm nhà anh ở Tp Vinh-Nghệ An năm 2017.

Vấn đề của hôm nay tại Biển Đông nói chung cũng là Việt Nam không nên nổ súng trước khi Trung Quốc khiêu khích. Trong nhiều sự kiện Trung Quốc khiêu khích gần đây, nhất là vụ giàn khoan 981 (năm 2014) phía ta dù thiệt hại dân sự nhiều nhưng vẫn nhẫn nhịn được khi nỗ lực tiếp cận giàn khoan.

Vấn đề Biển Đông ta nổ súng sau về mặt quân sự nhưng mặt trận ngoại giao quốc tế và khu vực thì ta cần “nổ súng” trước. Việt Nam không qua mặt được Trung Quốc về ưu thế quân sự thì cần phải qua mặt về tư thế đứng đầu các nước nhỏ trong kế hoạch đồng minh phòng vệ Biển Đông. Về điểm này thì ta đang sút kém đi. 

Chuyện Indonesia giải cứu được công dân của họ nhưng Đoàn Thị Hương của Việt Nam mắc kẹt lại cho thấy ngành ngoại giao của Việt Nam rất thụ động. Chuyện nhỏ như vậy mà còn chậm trễ thì việc ngoại giao quốc phòng cho Biển Đông với các nước Asean liệu rằng làm được đến đâu.

Tưởng niệm Gạc Ma là điều phải có nhưng giải quyết và ngăn ngừa các Gạc Ma khác trong tương lai thì cần quyết tâm chính trị chung chứ không chỉ kêu gọi lòng yêu nước chung chung là đủ.

Các tờ báo lớn sáng nay chỉ thấy có Pháp Luật và Người Lao Động là có bài viết về Gạc Ma.

H.M





Không có nhận xét nào