Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Classic Header

{fbt_classic_header}

Breaking News:

latest

Bài 3 - Bàn về bài nghiên cứu triều đình Minh Mạng và sự buôn gạo lậu của người Hoa do thầy Choi Byung Wook chấp bút

Bài 3 - Bàn về bài nghiên cứu triều đình Minh Mạng và sự buôn gạo lậu của người Hoa do thầy Choi Byung Wook chấp bút #phan_bien_thay_Choi_By...

Bài 3 - Bàn về bài nghiên cứu triều đình Minh Mạng và sự buôn gạo lậu của người Hoa do thầy Choi Byung Wook chấp bút

#phan_bien_thay_Choi_Byung_Wook

Đây là đoạn nằm trong phần dịch Việt ngữ trang 134 mà thầy đã phân tích như sau:

****

Considering the circumstances mentioned above, Le Van Duyet's analysis becomes increasingly convincing. The illegal rice and opium trade was run not only by Chinese, but also by local Vietnamese. Even the court officials agreed with his assessment.136 Nonetheless, Minh Mang and his men fixed their eyes more on the Chinese settlers. In 1827, the thanh nhân group of Gia Dinh asked for permission to participate in the rice transportation business. This request seems to have been granted by Le Van Duyêt in Gia Dinh, but it was refused by the central court because "the cunning thanh nhân are secretly trading rice with Chinese merchants in the far islands".

Đặt ra phân tích những hoàn cảnh trên đây để thấy phân tích của Lê Văn Duyệt là hết sức thuyết phục. Cả người Hoa và người Việt Gia Định đều tham gia buôn bán thóc gạo và thuốc phiện bất hợp pháp.  Ngay cả các quan lại triều đình cũng đồng ý với đánh giá này của Lê Văn Duyệt  Năm 1827, giới Thanh nhân Gia Định xin được tham gia vào việc vận chuyển lúa gạo. Có vẻ như thỉnh cầu này đã được Lê Văn Duyệt phê chuẩn ở Gia Định nhưng lại bị triều đình trung ương từ chối bởi “các Thanh nhân xảo quyệt lén lút mua bán lúa gạo với Hoa thương ở các hòn đảo ngoài biển khơi”.

****

Và thầy Choi Byung Wook chú thích đoạn này nằm trong Đại Nam Thực Lục chương 46 trang 28b-29a.

Mình có kiểm tra lại đoạn sử này thì nó là như thế này:

****

Định Hợi năm Minh Mạng 8 [1827] tháng 6 .... 

Quan thành Gia Định tâu rằng có người nước Thanh ở hạt thành đóng thuyền vượt biển và thuê mướn đại dịch(() Đại dịch : thuyền tư nhà nước dùng về việc vận tải để thay dao dịch, gọi là thuyền đại dịch.) thuộc thành xin chở gạo và hàng hoá đến bán từ Bình Thuận trở ra Bắc, lại xin theo lệ thuế thuyền buôn nước Thanh mà chở hàng hoá sang nước Thanh.

Vua sai Tào chính và Thương bạc bàn tâu, cho là : “Đã có điều nghiêm cấm thuyền buôn nước ta chở trộm thóc gạo đi bán mà bọn buôn gian mưu lợi còn gian lậu ngoài pháp luật, huống là người Thanh giảo hoạt nhiều cách, hoặc bề ngoài mượn cớ thông thương với nước ta mà thầm ước bọn lái buôn người Thanh ở chỗ đầm sâu đảo vắng, cùng đổi chác với nhau, hoặc đi thẳng về nước Thanh, ai biết đâu mà tố giác, không thể không nghiêm phòng được. Vậy xin phàm những người Thanh ở Gia Định muốn thông thương từ Bình Thuận trở ra Bắc thì chỉ cho chở hàng hoá, cấm không được chở gạo ; nếu có chở trộm gạo mà quan địa phương và tấn thủ bắt được, thì thu những gạo và hàng hoá của chủ thuyền để thưởng ; người địa phương bắt được, hoặc tố cáo ra cũng thưởng như thế ; kẻ phạm tội phạt 100 trượng, đóng gông 2 tháng. Ai biết mà cố ý tha cũng phải tội như người phạm. Nếu địa phương sở tại không khám bắt được mà để người khác bắt được, thì quan địa phương phải giáng 1 cấp lưu, viên thủ ngự phải giáng 4 cấp điệu. Ai ăn của đút mà cố ý tha thì chiếu luật uổng pháp mà xử nặng. Người bắt đó được thưởng như lệ. Còn như việc chở hàng hoá sang nước Thanh thì xin cấm không cho”.

****

Như vậy, đọc đoạn sử trên, thì nó cho chúng ta biết việc gì:

1. Yêu cầu trên là từ thành thần Gia Định về việc cho người Thanh ở Gia Định đóng thuyền vượt biển và thuê mướn thuyền đại dịch để mà họ chở gạo và hàng hóa mà bán từ Bình Thuận trở ra Bắc, và riêng về phần hàng hóa, họ xin được sang bán ở nước Thanh.  Không chỉ là việc buôn bán gạo.

2. Triều đình cấm không cho người Thanh chở gạo, nhưng chấp thuận cho họ buôn bán hàng hóa từ Gia Định ra tới Bắc, và bán cả sang nước Thanh.

3. Và ở đây, không có việc "Có vẻ như thỉnh cầu này đã được Lê Văn Duyệt phê chuẩn ở Gia Định nhưng lại bị triều đình trung ương từ chối".  Lý do đơn giản là vì những năm Gia Long 15 [1816], đã có định lệ "Cấm thuyền buôn chở riêng thóc gạo hóa vật thông thương với nước ngoài. Kẻ nào phạm thì lấy luật ra riêng ngoài cõi và luật phạm cấm ra biển để xử, thuyền và hàng hóa sung công", và năm Minh Mạng 5 [1824] đã có thêm lệnh "Bắt đầu định điều cấm bán trộm thóc gạo. Vua thấy ở Gia Định có nhiều gian thương chở trộm thóc gạo đem bán ở Hạ Châu và bán cho lái buôn người Thanh, sai đình thần bàn định điều cấm để trừ tệ ấy", và đến năm Minh Mạng 8 [1827] thì có thêm lệnh trên là "phàm những người Thanh ở Gia Định muốn thông thương từ Bình Thuận trở ra Bắc thì chỉ cho chở hàng hoá, cấm không được chở gạo ; nếu có chở trộm gạo mà quan địa phương và tấn thủ bắt được, thì thu những gạo và hàng hoá của chủ thuyền để thưởng ...".  Những điều lệnh như thế này, đều là từ triều đình trung ương đưa ra cả.  Và nếu năm 1816 và năm 1824 đã có lệnh cấm trên toàn quốc, thì không có lý gì ngài Tả Quân Lê Văn Duyệt lại tự cho phép ngài, một vị Tổng trấn Gia Định Thành lại OK với việc người Thanh buôn bán gạo, nhưng lại đem ra ngoài Huế để hỏi vua thêm một lần nữa.  Việc cấm tư nhân buôn bán gạo và nhất là cấm người Thanh buôn bán gạo, là một vấn đề nhạy cảm liên quan đến nền kinh tế quốc gia, nên không hiểu tại sao thầy Choi Byung Wook lại cho rằng ngài Tả Quân Lê Văn Duyệt đồng ý với việc cho thương nhân người Thanh tự do buôn bán gạo như thế này ? Chúng ta biết là ngài Tả Quân Lê Văn Duyệt tính cứng rắn, có khi làm khó vua Minh Mạng, nhưng đâu phải vì vậy mà chúng ta lại nghĩ là trong vụ này, ngài Tả Quân Lê Văn Duyệt đã OK ?

4. Và đáng ngờ nhất, là hóa ra, khi thầy Choi Byung Wook đem 3 lý do mà ngài Tả Quân Lê Văn Duyệt đưa ra (xem bản Anh ngữ trang 72 phần Suspect: Chinese or Vietnamese, và bản dịch Việt ngữ phần Nghi phạm: Hoa hay Việt? trang 122), thì sử kiện này là thuộc về Quyển 61 trang 6b-7a Hán ngữ.  Mà Quyển 61 này là phần thuộc năm Kỷ sửu Minh Mạng 10 [1829], mùa thu tháng 8, còn lệnh trên của vua Minh Mạng là vào năm 1827, như vậy lệnh vua và lời giải thích của ngài Tả Quân Lê Văn Duyệt hoàn toàn không có dính dáng gì đến nhau, nên không hiểu khi thầy Choi Byung Wook đem lý do sau này (lời giải thích của ngài Tả Quân Lê Văn Duyệt vào năm 1829) để làm bằng cớ là nhóm người Gia Định Thành đã tranh luận cùng triều đình trung ương là vụ buôn lậu gạo có 3 lý do trên, nhưng vẫn bị triều đình trung ương bác bỏ, là có đúng không ? Bởi vì trong việc phân tích sử, làm gì có việc đem lý do đã xảy ra sau này, thành ra là lý do chính để giải thích cho việc một quyết định đã xảy ra trước đó ? Nghiên cứu như thế là phản khoa học đấy chứ.

5. Cuối cùng, chết người hơn, hóa ra là kết quả của sử kiện năm 1829 mà ngài Tả Quân Lê Văn Duyệt đưa ra 3 lý do (xem Đại Nam Thực Lục Tập 2 đoạn "Thành thần Gia Định tâu rằng trong hạt thành ruộng đất mầu mỡ, sinh lý dễ dàng, lại thêm sông hồ thông suốt bốn phương, đi đâu cũng tiện"), lại KHÔNG HỀ có việc triều đình trung ương cấm người Thanh buôn bán gạo gì cả.  Mà đáng ra, kết quả ở đây là "Duy điều cấm về việc buôn gạo, chỉ vì phòng mua trộm gạo mà đặt, mà đơn bằng trình nộp, tiết mục phiền phức, sợ lại khó khăn cho nhà buôn. Vả lại, cấm bán trộm gạo, triều đình đã sẵn có điều cấm nghiêm ngặt, song năm tháng trôi qua, lòng người dễ biến, người thừa hành hoặc có thể chểnh mảng, mà người buôn có thể làm gian được, xin phàm thuyền buôn các hạt nhất thiết theo như lệ trước, cho được đi lại mua bán để tiện việc buôn. Còn các hải phận, cùng là hòn đảo, đầm sâu, bọn buôn gian thường nhờ đấy đậu giấu để mua bán gạo tư túi. Nên theo đúng điều cấm đã định trước, răn sức hạ lệnh cho các địa phương đều phái bắt biền binh cùng tấn thủ gia tâm tuần xét. Như bắt được kẻ buôn gian thì y lệ tịch thu cả thuyền và hàng hóa để sung thưởng ; lại tịch thu hết gia sản của kẻ phạm để thưởng. Kẻ gian buôn bán, thì đều xử nặng, bậc nặng hơn là trượng 100, lưu 3.000 dặm".

Vậy trong phần phân tích này, bạn thấy rõ là thầy Choi Byung Wook đã nghiên cứu việc cấm người Thanh buôn báo gạo rất phản khoa học.  Thầy lấy một sử kiện sau này vào năm 1829 để làm lý do cho định lệ đã xảy ra trước đó vào năm 1827.  Thầy cắt xén cả đoạn kết quả sử kiện năm 1829 là triều đình trung ương hoàn toàn không coi việc có thêm định lệ cấm buôn báo gạo là cần thiết, rồi thầy lại đem luôn vào luận điểm là chắc ngài Tả Quân Lê Văn Duyệt đã OK với việc cho người Thanh buôn bán gạo.

Với sự nghiên cứu sử phản khoa học như vậy trong quyển nghiên cứu sử Miền Nam này, mà mình chỉ mới coi đúng có vài trang về buôn bán gạo lậu thôi, không biết thầy Choi Byung Wook sẽ lên tiếng ra sao về cách nghiên cứu phản khoa học này của thầy ?

Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.

Thanks

Brian






Không có nhận xét nào