Bài 5 - Cách phân tích sử kiện ngược đời rất có vấn đề trong công trình nghiên cứu sử miền Nam của thầy Choi Byung Wook #phan_bien_thay_Choi...
Bài 5 - Cách phân tích sử kiện ngược đời rất có vấn đề trong công trình nghiên cứu sử miền Nam của thầy Choi Byung Wook
#phan_bien_thay_Choi_Byung_Wook
Đây là đoạn nằm trong phần dịch Việt ngữ trang 120-121:
****
A report from Gia Dinh in 1829 informs us that the rice price climbed sharply towards the end of the 1820s: "Previously, the rice price was very low. The price of one phương [38.5 liters] of rice was not higher than 5-6 much [5/10 - 6/10 quan]. These days, however, the rice price hardly drops down under 1 quan." The court suspected that this situation was caused in large part by illegal rice exports flowing out of Gia Dinh:
The larger land, Gia Dinh, has very fertile soil and produces more grain than in any other region [in Vietnam]. Until now, the northern area from Binh Dinh northwards has been dependent on southern rice. Once the rice price of Gia Dinh jumped, the rest of the regions followed. Smuggling rice outside is a serious affair related to the management of the state economy.
Báo cáo của Gia Định thành năm 1829 cho ta thấy giá thóc gạo tăng nhanh trong những năm cuối của thập niên 20 của thế kỷ XIX: “Trước đây, giá gạo rất thấp. Giá một phương gạo (38,5 lít) không cao hơn 5 - 6 mạch (5/10 - 6/10 quan). Tuy nhiên những ngày này, giá gạo dao động mức dưới 1 quan”. Triều đình ngờ rằng sở dĩ có tình trạng này là do hoạt động xuất khẩu gạo bất hợp pháp ở Gia Định: Đại điền Gia Định đất đai màu mỡ, sản lượng thóc gạo lớn hơn bất kỳ vùng đất nào ở Việt Nam. Cho đến nay, vùng đất từ Bình Định trở ra Bắc luôn phụ thuộc vào thóc lúa Nam Kỳ. Khi giá gạo ở Gia Định tăng cao, giá cả ở các vùng còn lại cũng tăng theo. Nạn buôn lậu gạo ra bên ngoài là một vấn nạn liên quan đến quản lý kinh tế đất nước.
****
Như vậy theo phân tích của thầy Choi Byung Wook, thì lý do mà giá gạo tại Gia Định vào năm 1829 tăng kinh khủng được triều đình Huế phân tích là do nạn buôn lậu gạo có dính líu đến người Thanh mà ra.
Nhưng sự thật có là thế không ? Hoàn toàn KHÔNG bạn ạ.
Bởi vì thầy Choi Byung Wook đã một lần nữa "chơi chữ" với độc giả người Việt chúng ta. Bạn để ý kỹ, thì khi thầy viết về sự tăng giá gạo, thầy viết rõ là bản báo cáo năm 1829. Nhưng khi thầy viết về lời bàn của triều đình Huế, thầy không hề cho chúng ta biết lời bàn này nằm vào năm nào đúng không ?
Thưa bạn, hóa ra khi mình tra sử Đại Nam Thực Lục, thì việc tăng giá gạo diễn ra vào năm Kỷ sửu Minh Mạng thứ 10 [1829] với đoạn sử kiện "Lại nói : “Kỳ trước giá gạo rất rẻ, 1 phương gạo bất quá 5, 6 tiền. Gần đây, tuy năm được mùa mà giá gạo cũng không dưới 1 quan, đó là bởi bọn buôn gian giảo đong trộm nhiều, và thuyền người Thanh chở khách đến họp ăn rất nhiều, cho nên như thế.".
Nhưng lời bàn của triều đình Huế về nguyên nhân, thì lại diễn ra từ ... 5 năm trước .. tức là vào năm Giáp thân Minh Mạng thứ 5 (1824) với đoạn sử kiện "Bắt đầu định điều cấm bán trộm thóc gạo. Vua thấy ở Gia Định có nhiều gian thương chở trộm thóc gạo đem bán ở Hạ Châu và bán cho lái buôn người Thanh, sai đình thần bàn định điều cấm để trừ tệ ấy. Đều bàn cho là thành Gia Định là trấn lớn ở miền Nam, ruộng đất mầu mỡ, thóc gạo nhiều hơn cả mọi nơi, trước nay từ Bình Định trở ra Bắc đều nhờ có gạo miền Nam ; nếu giá gạo Gia Định lên cao thì gạo các nơi cũng có quan hệ đến quốc kế dân sinh.".
Vậy làm thế nào mà thầy Choi Byung Wook lại lấy lời bàn của triều đình Huế 5 năm trước để mà nêu ra là lý do tăng giá gạo xảy ra vào 5 năm sau vậy bạn ? Phân tích như thế là phản khoa học đúng không ?
Mà chết người hơn, là hóa ra, lý do mà vào năm 1829 có sự tăng cao của giá gạo, có thể đã được sử Đại Nam Thực Lục ghi rõ ở hai sử kiện sau đó là:
1. Canh dần, năm Minh Mệnh thứ 11 [1830] ... Vua dụ bộ Hộ rằng : “Các hạt Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Bình Hoà, Bình Thuận, đất cấy lúa không bằng Gia Định, nhân dân ăn nhờ vào gạo miền Nam. Tự trước đến nay cứ đến lúc giáp hạt hoặc lúc lụt hạn tầm thường, thuyền Nam chưa tiện gió thì bọn nhà giàu đánh cao giá để được lợi nhiều, nên giá gạo ngày càng cao. Nếu không chuyên chở chỗ có đến chỗ không, thì nông dân Gia Định đã bị cái nạn thóc rẻ, mà nhà giàu các nơi lại được đầu cơ kiếm lợi, nhân dân lại càng thiếu hụt. Tự nay, phàm hạt nào bị gạo đắt, như gặp mùa xuân mùa hạ thuyền Nam tiện gió thì cho tư ngay cho thành Gia Định thông sức cho các nhà buôn trong hạt, sắm cho nhiều thuyền chở gạo đến bán, để chỗ thiếu gạo khỏi phải đói kém mà lợi cho sự sinh lý của nhà buôn”.
2. Tân mão, năm Minh Mệnh thứ 12 [1831] .... Lại ra lệnh về việc đúc trộm tiền ... Vua dụ bộ Hộ rằng : “Từ mùa thu năm ngoái đến nay các địa phương phần nhiều được mùa, tuy có nơi thu hoạch hơi kém, chẳng qua chỉ 1, 2 phần trong trăm nghìn phần. Song như Thừa Thiên và các hạt Gia Định được mùa, chứ không mất mùa thế mà giá gạo gần đây so với năm đầu Minh Mệnh [1820] gần gấp hai là tại sao ? Lại như vải, lụa, gỗ lạt cho đến các thứ dân gian thường dùng hằng ngày, Trẫm hỏi rõ giá cả thì thường thấy ít thứ giảm mà nhiều thứ tăng. Làm ruộng nuôi tằm lúc được lúc mất, còn có thể nói được chứ như các thứ gỗ lạt và đồ dùng chả lẽ cũng có được mùa mất mùa ư ? Tóm lại, chỉ vì cái tệ đúc trộm tiền chưa trừ được hết, tiền nhiều mà hoá vật đắt đó thôi. Huống chi đồng tiền trộm lại ham nhẹ và mỏng, dễ gãy nát nên người buôn bán xem khinh. Nếu dùng thứ tiền ấy lẫn lộn với tiền đúc nhà nước, không những quan hệ đến thể thống của nước mà lại làm hại cả vật giá nữa. Vả lại lệnh cấm đúc trộm tiền, trước đã xuống dụ dạy bảo, lấy việc đó mà nghiệm thì cái tệ đúc trộm tiền, hình như chưa trừ hết được. Nay không thể không dụ bảo nữa. Bọn Kính doãn và thành trấn cho đến phủ huyện các ngươi đều phải hết sức nghiêm xét có kẻ phạm pháp tất phải trừng trị, lại phải bất thần dò hỏi những nơi chợ búa, nếu có đồng tiền khác dạng không phải là tiền của nhà nước, và những chỗ làng mạc hẻo lánh rừng rú xa xôi, nếu thấy chỗ nào tích trữ chất kẽm và giấu giếm những đồ đúc trộm tiền, đều phải lập tức xét bắt, chiếu theo luật nặng mà xử trị, nhưng không được phái uỷ người xằng bậy để đến nỗi quấy nhiễu xóm làng. Nếu địa phương không tra xét ra được, để đến quan lại địa phương khác tra ra, hoặc để người khác cáo giác ra, rồi mới bắt được thì quan địa phương bị khép vào tội nịch chức mà quản đầu hạt cũng bị xét nghị.
Như vậy, theo sử Đại Nam Thực Lục, thì chính vua Minh Mạng đã cho chúng ta biết vào năm 1831 là giá gạo tăng cao từ năm 1830 là do vụ đúc trộm tiền đấy chứ. Còn việc vua Minh Mạng lo về người Thanh buôn lậu gạo, là việc đã xảy ra vào năm 1824 mà không biết đến năm 1829 có phải còn là sự lo ngại của triều đình Huế nữa hay không ?
Nên bạn thấy rõ ràng ở đây, thầy Choi Byung Wook đưa ra một sử kiện về việc tăng giá gạo năm 1829, nhưng thầy dùng lý do thuộc sử kiện năm 1824 tức là 5 năm trước (và thầy không hề nêu ra về năm 1824) để lý giải, rồi thầy lại hoàn toàn không bàn gì về lý do chính vua Minh Mạng đã giải thích về sự tăng giá gạo vào năm 1830.
Nên bạn mà đọc phần phân tích này của thầy, nếu bạn mà không đọc lại sử Đại Nam Thực Lục, có khi bạn bị lầm to.
Mà mình nghĩ cách nghiên cứu sử như thế này, chỉ có ở những tiến sĩ láu cá nào đó ở Việt Nam, chuyên viết sử bậy viết thế, chứ làm thế nào mà các thầy người Á Đông từ Đại Hàn, từ Nhật Bổn như thầy Choi Byung Wook và thầy Tsuboi, lại có thể nghiên cứu sử Việt Nam một cách ám muội tới thế nhỉ ?
Làm sao mà mình càng đọc một phần nghiên cứu nhỏ này trong một công trình nghiên cứu còn viết về rất nhiều chủ đề khác liên quan tới sử miền Nam, mà lại phát hiện ra là hầu hết những chứng cớ mà thầy Choi Byung Wook đưa ra, thầy đã cắt xén, đảo lộn, và kết luận đầy sai lầm như thế nhỉ ?
Chả lẽ thầy Choi Byung Wook không hề đọc sử Đại Nam Thực Lục thật kỹ hay sao ? Làm sao thầy học theo Tây, mà công trình nghiên cứu sử học của thầy hóa ra nó lại lỏng lẽo và đáng sợ như thế này ?
Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.
Thanks
Brian
Không có nhận xét nào