Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Classic Header

{fbt_classic_header}

Breaking News:

latest

BIẾN ĐỔI & ỔN ĐỊNH (ĐỘNG & TĨNH) TRONG CHÁNH TRỊ

BIẾN ĐỔI & ỔN ĐỊNH (ĐỘNG & TĨNH) TRONG CHÁNH TRỊ  Đây, nói chuyện xứ Mỹ, trong tri thức cơ bản về cỗ máy quyền lực nơi siêu cường số...

BIẾN ĐỔI & ỔN ĐỊNH (ĐỘNG & TĨNH) TRONG CHÁNH TRỊ 
Đây, nói chuyện xứ Mỹ, trong tri thức cơ bản về cỗ máy quyền lực nơi siêu cường số 1. 
1/ Sau khi dứt Đệ nhị thế chiến năm 1945, Mỹ mới chính thức có hạn định nhiệm kỳ của Tổng thống: chỉ được tổng cộng tối đa 2 nhiệm kỳ (8 năm). Ở đây, về mặt lý thuyết mà nói, nước Mỹ cũng ... giới hạn quyền dân chủ đó đa - cho dù người dân giả tỉ yêu quí một vị tổng thống nào đó nên muốn bầu tiếp cho vị đó ngồi lâu hơn 2 nhiệm kỳ đi nữa thì cũng bó tay.
Quyền dân chủ của dân được thể hiện bằng cách trao quyền cho dân bầu ứng viên nào được tổng thống tiền nhiệm (giả định là rất được yêu quí) cổ võ. 
Tại sao giới hạn nhiệm kỳ của Tổng thống? Quyền lực chóp đỉnh mà kéo dài sẽ dẫn đến nguy cơ tha hóa tuyệt đối. Đó là lối nhìn của chánh trị nước Mỹ. 

2/ Trong khi đó, Dân biểu (Lập pháp) thì không bị giới hạn nhiệm kỳ gì ráo, thành thử hiện nay có những Dân biểu liên bang "mọc rễ" hơn hai mươi, ba mươi năm! Cũng theo nguyên tắc về quyền lực, việc ngồi lâu đến mục ghế Dân biểu dẫn đến nguy cơ tham nhũng, tạo nên những chiếc vòi bạch tuộc thao túng quyền lực bên Lập pháp (và trong thực tế là có thực).
Đây phải chăng là khiếm khuyết trong nền chánh trị nước Mỹ?
 
Đã và đang có những đề xuất phải có giới hạn số nhiệm kỳ (có thể nhiệm kỳ nhiều hơn, chẳng hạn 4-5 nhiệm kỳ), rất hợp lý trong cân bằng quyền lực giữa Hành pháp (Tổng thống) và Lập pháp. Coi vậy mà khó "nhằn" lắm đa, bởi vì các Dân biểu Hạ viện đâu dễ tu sửa luật lệ nhằm... buông bỏ lợi ích của chính họ.

3/ Có ý kiến cho rằng Dân biểu không bị giới hạn nhiệm kỳ để tạo "sự ổn định" cho nền chánh trị quốc gia. 
Kỳ thực không phải vậy. 
Sự biến đổi, linh động - nhằm tạo sức thích ứng tối đa cho một đất nước - được đặt vào 2 ngành do dân bầu: Hành pháp và Lập pháp. 

Mặt khác, bất luận quốc gia nào cũng cần có "giềng mối" để giữ sự ổn định. 
Bên cạnh tính chất linh động, biến đổi của Hành pháp và Lập pháp, trong nền chánh trị Mỹ, vai trò giữ sự ổn định nằm ở Tối cao Pháp viện (ngành Tư pháp). Đây là định chế duy nhứt có thẩm quyền giải thích Hiến pháp; và hãn hữu thì đứng ra làm "trọng tài" trước một số mâu thuẫn dường như không lối thoát giữa Hành pháp và Lập pháp, phán quyết trọng tài của Tối cao Pháp viện là phán quyết chung cuộc. 

Trong một stt trước đây, tôi có diễn giải phần nào về Tối cao Pháp viện (TVPV). Đây tạm so sánh (dù chưa thực chuẩn xác) để dễ hình dung phần nào "chỗ đứng" của TCPV so với định chế vương triều bên Anh, bên Nhựt, bên Thái... (trong thể chế "Cộng hòa vương miện", trước đây quen gọi là "Quân chủ lập hiến"). 

Nữ hoàng Anh, Nhựt hoàng, vua Thái... không can dự trực tiếp vào việc soạn thảo luật pháp và điều hành đất nước - đây thuộc về thẩm quyền của Hành pháp và Lập pháp. TCPV bên Mỹ cũng rứa, không can dự vào việc "tác động trực tiếp đến dân" của Tổng thống và Quốc hội. 
Nhưng, sự có mặt của vua chúa ở mấy nước kể trên không nhiều thì ít đều thể hiện một vai trò đặc biệt: đó là tạo dựng / hàn gắn sự đoàn kết trong một quốc gia. TCPV ở Mỹ cũng vậy, đóng vai trò "trọng tài", nhằm giữ cho nền tảng chánh trị vượt qua những cơn khủng hoảng. 

Hẳn nhiên vẫn có sự khác biệt giữa vương triều với TCPV kiểu Mỹ. Vương triều thì con ông cháu cha nối nhau cầm trịch theo vai vế trong hoàng tộc, nhiệm kỳ suốt đời. 
Trong khi đó, Thẩm phán của TCPV Mỹ dù cũng nhiệm kỳ suốt đời NHƯNG Chánh án TCPV không có quyền đề bạt hoặc bổ nhiệm Thẩm phán mới để... kéo phe cánh, "con ông cháu cha" với nhau.
Mà Thẩm phán TCPV là do Tổng thống đề cử. Nhưng Tổng thống (ngành Hành pháp) đề cử cũng chưa xong, lại phải được Thượng viện (ngành Lập pháp) phê duyệt thì mới đâu vào đó. 
Tức, áp dụng nguyên tắc "tam quyền" giám sát nhau, trong nền chánh trị Cộng hòa điển hình của Mỹ.

Nguyễn Chương MT



Không có nhận xét nào