Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

QUỐC HỘI CHƯA PHẢI LÀ CAO NHẤT

QUỐC HỘI CHƯA PHẢI LÀ CAO NHẤT Cho đến lúc này, chỉ tạm coi là có ba điểm nhấn ở kỳ họp quốc hội đang diễn ra: (i) một vị đề xuất chủ tịch h...

QUỐC HỘI CHƯA PHẢI LÀ CAO NHẤT

Cho đến lúc này, chỉ tạm coi là có ba điểm nhấn ở kỳ họp quốc hội đang diễn ra:

(i) một vị đề xuất chủ tịch hay bí thư tỉnh không làm đại biểu quốc hội để tránh lẫn lộn giữa lập pháp và hành pháp - sự độc lập theo chiều ngang.

(ii) một vị nói về việc phải đưa vấn đề biển Đông ra quốc tế và kiện Trung Quốc về các tranh chấp về chủ quyền biển, đảo (chưa bàn tới hình thức kiện).

(iii) một vị chỉ ra rằng trong chế độ còn rất nhiều những cán bộ, công chức xấu xa, vô đạo, vô lương và gây hại cho nhân dân vì số này tạo nên quốc nạn tham nhũng.

Tuy rằng, có thể là các điểm nhấn đáng kể so với một quốc hội bị điều soát bởi Đảng cộng sản trong tình trạng “không được nói gì nhiều”, nhưng nó vẫn chưa giải quyết được vấn đề xung đột quyền lực trong mô hình quyền lực mà Đảng có toàn quyền lãnh đạo (cả ba nhánh quyền lực cấu thành) nhà nước và cả toàn xã hội. Đây chính là tiền đề mang tính điểm gốc cho mọi bàn tính tới việc thiết kế một mô hình để giải quyết tình trạng tha hoá của bộ máy.

Hôm trước đã có việc bàn luận về cơ chế bảo hiến (thông qua toà án độc lập), đó cũng là một tín hiệu cho thấy rằng đã có sự cân nhắc tới một “đòn bẩy để kiểm soát quyền lực” nhờ vào hệ thống tư pháp. Nhưng điều kiện tiếp theo ngoài một cơ chế toà án bảo hiến độc lập, nó còn phải có một hệ thống để đảm bảo thi hành được các phán quyết này của toà án hiến pháp.

Vấn đề quan trọng nữa mà tôi muốn bàn tới cung cách làm việc của quốc hội hiện nay, với một cách vận hành và hoạt động là: các đại biểu đăng ký và đơn giản là đến lượt sẽ phát biểu quan điểm hoặc đưa ra nhận định vấn đề gì đó, sau đó hết thời gian sẽ phải dừng lại và được tổng kết vào Biên bản họp quốc hội.

Ở đây, quốc hội họp theo kiểu “báo cáo và đánh giá” cho một cái gọi là Ban Tổ chức điều hành quốc hội, sau đó sẽ được Đảng đưa vào chương trình nghị sự để xem xét theo đường lối của Đảng, sau đó mới xem xét tiếp việc có đưa ra quốc hội để yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung hoặc sẽ cho thông qua. Và trong các cuộc họp quốc hội không có sự tranh luận giữa các đại biểu. Đặc biệt là chính vì đại biểu quốc hội không là người đứng ra trực tiếp lập pháp hoặc bảo trợ cho một dự luật nào đó, vì vậy nên không có việc đại biểu lập pháp đứng ra thuyết minh và bảo vệ dự luật đó trước các đại biểu còn lại và sẽ dẫn đến các cuộc tranh luận thực sự giữa các đại biểu.

Chúng ta thường thấy các đại biểu chỉ đơn giản là tổn kết các vấn đề được phụ trách, đưa da nhận định, đánh giá và sau đó có kèm theo đề xuất nào đó, chứ tuyệt nhiên không có chuyện bảo vệ một dự luật hoặc tranh luận để bảo trợ cho một dự luật mà mình bảo trợ trực tiếp. Mà dự luật được giao cho các cơ quan hành pháp của Chính phủ thực hiện và sau đó trình ra quốc hội cùng nhau thảo luận, thông qua.

Quá nhiều bất cập trong vấn đề hoạt động của quốc hội và nó đang diễn ra theo lối “báo cáo và đề xuất” trước Ban Tổ chức điều hành và Đảng đoàn quốc hội.

Lê Luân



Không có nhận xét nào

Quảng Cáo