Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

CHỈ TRÍCH VÀ NGĂN CHẶN CHỈ TRÍCH.

CHỈ TRÍCH VÀ NGĂN CHẶN CHỈ TRÍCH.  Trước hết, chúng ta phải khẳng định rằng người nhận trách nhiệm càng cao thì áp lực bị chỉ trích càng lớn...

CHỈ TRÍCH VÀ NGĂN CHẶN CHỈ TRÍCH. 

Trước hết, chúng ta phải khẳng định rằng người nhận trách nhiệm càng cao thì áp lực bị chỉ trích càng lớn là vì người có chức vụ cao, nhiều trách nhiệm sẽ ảnh hưởng nhiều đến đời sống của cộng đồng xã hội, đó là điều chắc chắn!

Một HS đi học trễ bị chỉ trích nhẹ hơn một GV đi dạy trễ. GV đi dạy trễ bị chỉ trích nhẹ hơn một ông hiệu trưởng chủ trì cuộc họp mà đến trễ.... 

Quan xã sai bị chỉ trích nhẹ hơn quan huyện, quan tỉnh, quan trung ương vì tầm ảnh hưởng của quan xã chỉ ở tại địa phương không tác hại bằng các cấp cao hơn....

Cán bộ nhận lãnh trách nhiệm của dân cần phải biết tôn trọng dân, coi dân là ông chủ để phục vụ thì mới toàn tâm, toàn ý lo cho sự an nguy của dân và phải luôn chịu sự giám sát của dân. Ngược lại, nếu coi khinh dân chắc chắn rất dễ phạm sai lầm!

Khi cán bộ phạm sai lầm buộc phải chấp nhận lắng nghe chỉ trích từ phía dân chứ không phải như ông ĐBQH Nguyễn Sỹ Cương cho rằng dân không có quyền chỉ trích, nếu vậy tức là coi khinh dân như cỏ rác!  Nói như ông Cương thì ông đại diện cho ai? Ai trả lương cho cán bộ? Dân là ông chủ trả lương cho người làm thuê  thì dân có quyền trách người làm thuê không tròn trách nhiệm, đó là lẽ thường! 

Dân chỉ trích cán bộ sai phạm tức là để người bị chỉ trích lắng nghe, sửa sai tránh gây thêm hậu quả lần sau đó là hoạt động thường xuyên của một nhà nước dân chủ "của dân, do dân, vì dân".  Chúng ta có thể thấy tại các nước có nền dân chủ thực sự như Mỹ, Anh, Pháp, Úc, Canada ... dân chúng biểu tình phản đối, chỉ trích chính phủ và các chính khách thường xuyên nhưng không ai bị làm khó cả! 

 Chỉ trích là thể hiện trách nhiệm với xã hội! Tuy nhiên, chỉ trích cũng cần phải có văn hóa mới thể hiện văn minh chứ không phải muốn chửi thế nào cũng được!  Tôi đọc  nhiều comment trên mạng xã hội thấy một số người  sử dụng ngôn ngữ quá ư thô thiển, dung tục  đã gây phản cảm cho cá nhân tôi và không ít những người tử tế tham gia bình luận cùng chủ đề! Người đọc còn bị khó chịu huống chi người bị chỉ trích thì làm sao không bức xúc? Chỉ trích và lắng nghe chỉ trích cũng cần phải có văn hóa thì dễ thông cảm mà không gây xích mích cá nhân! 

Dân chỉ trích cán bộ nhằm hoàn thiện bộ máy nhà nước, nhưng đảng bảo thủ không muốn nghe bèn ra luật "Bí mật nhà nước" trong đó có các điều khoản đưa vào danh mục "bí mật" như: chủ trương của đảng và nhà nước; thân thế sự nghiệp các lãnh đạo... Có lẽ để bịt tai, bịt mắt dân để dân không biết, để dân khỏi chỉ trích chăng? 
03/11/2019
Đặng Phước



Không có nhận xét nào

Quảng Cáo