Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Classic Header

{fbt_classic_header}

Breaking News:

latest

TẠI SAO PHẢI GIÀNH LẠI DÂN CHỦ ?

TẠI SAO PHẢI GIÀNH LẠI DÂN CHỦ ? Sẽ có nhiều bạn thắc mắc là tại sao phải nhất thiết phải giành lại dân chủ. Tại sao không tạo lập một chế đ...

TẠI SAO PHẢI GIÀNH LẠI DÂN CHỦ ?

Sẽ có nhiều bạn thắc mắc là tại sao phải nhất thiết phải giành lại dân chủ. Tại sao không tạo lập một chế độ  độc  tài khác thay thế chế độ  độc  tài cộng sản mà phải đưa quyền lực về tay nhân dân ?

Đây  là câu hỏi phản ảnh suy nghĩ của các nhà lập quốc nước Mỹ . Tại sao sau khi khởi động  cuộc chiến tranh giành độc  lập, thoát khỏi thực dân Anh  người Mỹ không xây dựng một thể chế chính trị tập trung xung quanh "cha già dân tộc" Washington với những câu khẩu hiệu như " Bác Washington sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta " " Đời đời nhớ ơn bác Washington" hay như nhà Ngô " Suy tôn Washington tổng thống" hay " Sống , chiến đấu , lao động, học tập theo gương bác Washington vĩ đại".

Tại sao bác Washington tài năng, đạo đức vì quốc gia , dân tộc thế mà không để bác Wahington làm tổng thống trọn đời. Cần gì phải lập ra hiến pháp cho phép bác chỉ được làm không quá 2 nhiệm kỳ? Sau đó dùng đối lập , tam quyền phân lập để  hạn chế quyền lực của bác ấy ?

Vì những lý do sau đây :

- Thứ nhất là do quyền lực có tính tha hóa : để bác Washington toàn quyền muốn làm gì thì làm, bác sẽ tham nhũng, lạm quyền, bán nước mà không ai kiểm soát được. Cho rằng bác Washington sẽ không làm thế là ngây thơ chỉ có dân tộc Việt Nam mới tin.

- Thứ hai : khi nắm toàn bộ quyền lực bác Washington sẽ dùng bộ máy cảnh sát, mật vụ để lập ra chế độ "công an trị" nhằm bảo vệ chiếc ghế tổng thống của mình. Lúc đó xã hội Mỹ sẽ giống như xã hội Việt Nam hiện nay , không còn nhân văn nữa. Nhà trường sẽ dạy lòng căm thù, bạo lực. Xã hội vô cảm, người người nhà nhà chỉ biết nịnh chế độ bác Washington để có địa vị xã hội, quyền lực.

- Thứ ba : một mình bác Washington nắm hết quyền thì bác muốn xử chết ai thì xử theo cách "luật là tao, tao là luật". Lúc ấy đất nước sẽ không có pháp quyền, luật sư xem như là vật trang trí.

- Thứ tư : khi cầm quyền trọn đời thì sẽ không có cạnh tranh để  phục vụ dân giữa 2 đảng, không còn bầu cử đinh kỳ thì quyền lực của nhân dân xem như vứt đi. Đảng của bác Washington sẽ tha hồ lộng hành, tác oai tác quái. Bộ máy hành chính cửa   quyền quan liêu, cảnh sát ức hiếp dân, quan chức cướp đất của dân.

Chính vì vậy nước Mỹ mới chịu tốn kém hàng trăm triệu USD cho bầu cử 4 năm một lần. Nhưng tiền đó không mất đi đâu , nó vẫn chảy trong dòng kinh tế Mỹ. Tuy nhiên nhờ sự tốn kém này mà họ không bị tham nhũng ngân khố, bòn rút tài nguyên quốc gia đem bán. Và cũng nhờ thế mà kinh tế , quân sự của họ phát triển vượt bậc dẫn đầu thế giới.

Kết luận : Nếu không chia sẻ quyền lực thì sẽ không có nhân văn và pháp quyền. Đất nước sẽ biến thành một xã hội vô cảm, tàn bạo và diệt chủng.Do đó  những ai ca ngợi các chế độ  một đảng, các lãnh tụ cầm quyền trọn đời là những kẻ nô lệ, mê muội về nhận thức. 

Chủ nghĩa nhân văn hay chủ nghĩa nhân bản là một nhánh triết học chuyên chú vào lợi ích, giá trị và phẩm cách của cá nhân. Theo chủ nghĩa nhân văn, bao dung, bất bạo động và tự do lương tâm là những nguyên tắc quan trọng cho sự sống của nhân loại.
Nhân = người. Ý nói mang các đặc trưng con người, bản chất con người.
Văn = văn hóa, văn minh
Theo đó Nhân văn: là mang những nét đặc trưng thuộc bản chất của con người kết hợp với nó là có tri thức văn hóa, văn minh.Những đức tính là thuộc tính của nhân văn bao gồm:
- Có trí tuệ, có tri thức và khát vọng vươn lên về tri thức, trí tuệ.
- Có tình yêu thương đồng loại, hiểu biết và quý trọng tự nhiên. Tình yêu thương đó có khi có lúc trở nên sâu sắc, rộng khắp đến vô giới hạn - biểu hiện của từ bi, bác ái.
- Có văn hóa, biết tích lũy kinh nghiệm sống và phát triển chúng để trở thành văn minh.
Pháp quyền là không có ai ở trên luật hay ngoài luật, mà mọi người phải tuân theo pháp luật.

Trung tâm của học thuyết nhà nước pháp quyền, là nguyên tắc theo đó các cơ quan nhà nước chỉ có thể hành động dựa trên một tư cách pháp lý: Mọi hành vi sử dụng sức mạnh vật chất đều phải được căn cứ dựa trên các quy phạm pháp luật. Việc thực thi quyền lực nhà nước được căn cứ bởi thẩm quyền, được thiết lập và đóng khung bằng luật pháp. Cơ quan nhà nước có nghĩa vụ tuân thủ các quy phạm pháp luật. Nhà nước pháp quyền đòi hỏi trước tiên sự phục tùng pháp luật bởi chính quyền: Chính quyền phải tuân thủ các quy định vốn tạo nên nền tảng, khuôn khổ và phạm vi hoạt động của chính quyền đó, sự tuân thủ này phải được đảm bảo bởi sự tồn tại của một cơ chế kiểm soát tư pháp độc lập, tức là hoặc bởi các tòa án bình thường, hoặc bởi các tòa án đặc biệt.
Các công dân nước ngoài muốn nhập quốc tịch phải vượt qua kỳ thi trắc nghiệm kiến thức xã hội nước Đức, trong đó có một câu hỏi, nhà nước pháp quyền là gì, với 4 câu trả lời sẵn sơ đẳng:
1- Nhà nước có quyền,
2- Đảng có quyền,
3- Công dân quyết định luật pháp,
4- Nhà nước phải tuân thủ pháp luật.

Những người nhìn Nhà nước bằng con mắt của kẻ nô lệ bao giờ cũng trả lời sai, đánh vào câu số 1, trong khi chỉ mỗi câu số 4 đúng - chính là dấu hiệu đặc trưng của một nhà nước pháp quyền, đòi bất cứ hoạt động nào của bất kỳ cơ quan nhà nước nào đều phải viện dẫn chuẩn mực pháp lý của những điều khoản luật pháp điều chỉnh nó.

"Nhân văn" và "pháp quyền" là hai mặt có quan hệ khắng khít, bổ sung cho nhau. Trong pháp luật không thể không có tình người. Tình người đều phải căn cứ trên nguyên tắc pháp luật và tất cả mọi tư cách pháp nhân đều bình đẳng với nhau.
Nhà nước xây dựng nên pháp luật để quản lý xã hội và tự đặt mình dưới pháp luật. Mọi cơ quan Nhà nước đều phải được tổ chức và chỉ được phép hoạt động trong khuôn khổ quy định của pháp luật. Công dân tuân thủ, thi hành và sử dụng pháp luật. Quyền công dân được pháp luật ghi nhận và bảo vệ.
Căn cứ trên những yếu tố vừa nêu thì ta có thể thấy xã hội Việt nam hiện nay đều không có cả hai yếu tố nhân văn và pháp quyền.

- Trong pháp luật luôn đặt tính ngăn đe lên hàng đầu và luôn coi pháp luật là công cụ để bảo vệ chính quyền thì có thể xem là không lấy "quyền sống" của con người làm trọng. Đó là nguyên nhân dẫn đến các vụ án oan sai chồng chất kéo dài và các nạn nhân không có cơ hội rửa oan khi đã bị áp dụng mức án cao nhất một cách tùy tiện.

- Không có một tòa án độc lập nào để xử các cơ quan,các cá nhân nắm quyền lực cao nhất.Do đó tinh thần "thượng tôn luật pháp" không được coi trọng. Và các cáo buộc tham nhũng vẫn lâm vào bế tắc" ném chuột sợ vỡ bình", rốt cuộc nguồn gốc của bất công là quyền lực vẫn không hề được kiểm soát.

Kết luận: cơ chế của một xã hội như vậy sẽ đẻ ra mâu thuẫn và khi mâu thuẫn nảy sinh đến mức gay gắt sẽ hình thành nên sự phản kháng và triệt tiêu lẫn nhau. Kết quả là phải có một cơ chế một xã hội mới ra đời đúng theo nguyên lý của Kinh Dịch: "Vật cùng tắc biến, biến tắc thông".

Dương Hoài Linh




Không có nhận xét nào