Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Classic Header

{fbt_classic_header}

Breaking News:

latest

TĂNG GIỜ LÀM VIỆC VÀ NĂNG SUẤT - FUNFACT VIETNAM VÀ KU BÚA

[ TĂNG GIỜ LÀM VIỆC VÀ NĂNG SUẤT - FUNFACT VIETNAM VÀ KU BÚA ] Khi nói về phát triển kinh tế thì rất dễ để đánh tráo khái niệm hoặc hiểu sai...

[TĂNG GIỜ LÀM VIỆC VÀ NĂNG SUẤT - FUNFACT VIETNAM VÀ KU BÚA] Khi nói về phát triển kinh tế thì rất dễ để đánh tráo khái niệm hoặc hiểu sai giữa “Làm Nhiều Hơn” và “Sản Xuất Nhiều Hơn.” Dù liên quan nhưng hai điều này như độc lập.

Trong một quốc gia có nhiều cá nhân, mỗi người theo đuổi mục đích của mình ở các ngành nghề khác nhau. Khi tất cả công sức cộng lại thì hình thành nền kinh tế.

GIỚI HẠN LAO ĐỘNG TAY CHÂN - Có hai cách để tăng thu nhập: làm nhiều hơn hoặc tăng năng suất. Một cá nhân nếu làm mỗi ngày 8 tiếng, mỗi tuần 5 ngày thì mỗi tháng sẽ  được tầm 4-5 triệu. Giờ tăng ca lên thì lương sẽ nhiều hơn. Làm càng nhiều thì thu nhập càng cao. Bài toán quá đơn giản. 

Nhưng công thức này có một vấn đề. Trong một ngày chỉ có 24 giờ. Một con người bình thường cần 8 tiếng ngủ, 8 tiếng thư giãn và 8 tiếng làm việc. Anh ta có thể cắt bớt giờ ngủ để làm thêm.

Nhưng trong dài hạn thì vô nghĩ vì cơ thể con người không thể làm việc ngoài khả năng liên tục được. Cho dù anh có thể làm việc liên tục không cần nghỉ ngủ thì có làm cỡ nào đi nữa thì một này không thể nào có nhiều hơn 24 tiếng. 

Đó là giới hạn của lao động tay chân.

SỰ VÔ TẬN CỦA LAO ĐỘNG CHẤT XÁM - Cách hiệu quả còn lại là tìm cách để sản xuất nhiều hơn trong thời gian nhất định - năng suất công việc. 

Đa số người lao động Việt Nam thuộc dạng phổ thông hoặc tay nghề thấp. Cho nên không thể nào kêu họ làm nhiều hơn và nói rằng dân tộc này lười biếng vì không chịu làm thêm giờ.

Trách nhiệm này thuộc về tầng lớp được ăn học và những cá nhân điều hành nền kinh tế. Muốn thì chỉ có hai cách: giáo dục và công nghệ.

Trước tiên bắt đầu với đầu tư vào giáo dục. Sự khác biệt giữa một lao động phổ thông và lao động chất xám là kiến thức. Một công nhân trong nhà máy đồ có thể kiếm 20,000 VND mỗi giờ, còn một nhà lập trình viên có thể kiếm gấp trăm lần. Một tài xế xe ôm chạy liên tục có thể kiếm 10-15 tr/tháng nhưng một nhà sản xuất nội dung có thể làm được bằng một bài viết.

Giáo dục là để phát triển và tăng năng suất của mỗi cá nhân. Còn công nghệ là tăng năng suất của doanh nghiệp. Cách duy nhất để làm điều này là đầu tư vào nền tảng, thiết bị, dụng cụ và phương pháp. Doanh nghiệp chỉ có thể làm vậy nếu có thêm vốn hoặc được giữ lại nhiều lợi nhuận hơn. 

GÁNH NẶNG HÀNH CHÍNH - Nền kinh tế Việt nam đang bị trói buộc bởi nạn tham nhũng tràn lan, thủ tục hành chính rườm rà, vô số thuế phí và cơ sở hạ tầng lạc hậu.

Trong khi gánh nặng thuế trên GDP ở Trung Quốc chỉ là 17%, Thái Lan là 15% thì ở Việt Nam lại lên đến 20%. Theo ước tính, một doanh nghiệp phải bôi trơn 0.72 cho mỗi đồng lợi nhuận. Kèm với mức lãi suất vay 7-10% hiện nay thì không có tổ chức kinh doanh nào có thể tồn tại lâu dài chứ đừng nói có thêm vốn để tái đầu tư và tăng năng suất làm việc cho nhân viên.

KẾT LUẬN - Không thể bắt người Việt làm nhiều hơn nữa, vì họ đang bị vắt kiệt sức và cạn tuổi trẻ rồi. Cho dù họ có làm liên tục không ngừng nghỉ đi nữa thì nó cũng không thay đổi tình hình và khiến đất nước giàu mạnh hơn. 
 
Vấn đề không phải là người Việt lười, mà là bộ máy cai trị này đã ăn quá nhiều. Muốn phát triển thì trước tiên hãy dẹp bỏ gánh nặng này. PS: Mượn tấm hình của Funfact Vietnam, nếu làm cái riêng thì người ta nói mình chôm ý tưởng.[01.11.2019] 

Ku Búa @ Cafe Ku Búa



Không có nhận xét nào