Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

Về thầy Trần Ngọc Thêm viết bậy như thế nào trong một quyển sách văn hóa khác

Về thầy Trần Ngọc Thêm viết bậy như thế nào trong một quyển sách văn hóa khác Đó là quyển Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam mà bạn có th...

Về thầy Trần Ngọc Thêm viết bậy như thế nào trong một quyển sách văn hóa khác

Đó là quyển Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam mà bạn có thể tải tại đây >> https://nhatbook.com/2018/02/12/tim-ve-ban-sac-van-hoa-viet-nam/.



Vài ví dụ về thầy Thêm đã tự viết bậy như thế nào:

****

1. Ở trang 44, thầy đưa ra luận điểm "Còn dân du mục thì nếu thấy ở nơi này không thuận tiện, họ có thể dễ dàng bỏ đi nơi khác, do vậy dẫn đến tâm lý coi thường thiên nhiên, bởi vậy mà các nền văn hóa phương Tây trọng động mang trong mình tham vọng chinh phục và chế ngự thiên nhiên ..".

Thầy Thêm không thể nào SAI hơn bạn ạ.

Vì nếu bạn đem văn hóa của người bản xứ Da Đỏ ở Mỹ, thì chắc là nếu bạn đọc về họ, bạn biết văn hóa của họ là một văn hóa du mục.  Mà văn hóa của người bản xứ Da Đỏ này, họ chưa hề bao giờ "coi thường thiên nhiên" cả, mà ngược lại, họ rất tôn trọng thiên nhiên.  Họ hiểu biết rất nhiều về môi trường mà họ sống, và ví dụ như họ săn những con bò bisons, họ sử dụng hầu hết tất cả mọi thứ trên con bò bison ấy.  Chưa ai bao giờ dám nói là người bản xứ Da Đỏ ở Mỹ vì có văn hóa du mục nên họ có "tâm lý coi thường thiên nhiên" cả.  

Vì nếu bạn đem văn hóa du mục của người Mông Cổ ở Mông Cổ, thì bạn có nghĩ họ có "tâm lý coi thường thiên nhiên" không ?

Mà hầu như những dân tộc có nền văn hóa du mục xưa và nay trên thế giới, họ đều rất tôn trọng thiên nhiên vì họ hiểu được nguồn tài nguyên thiên nhiên chưa bao giờ là vô hạn cả.

Thế mà có thầy Thêm, chả biết thầy dựa vào đâu để mà phán một câu xanh rờn "Còn dân du mục thì nếu thấy ở nơi này không thuận tiện, họ có thể dễ dàng bỏ đi nơi khác, do vậy dẫn đến tâm lý coi thường thiên nhiên".  Bạn đọc như thế, bạn có thấy rõ hình ảnh của một "đỉnh cao trí tuệ XHCN", xem thường văn minh và văn hóa thế giới không ?  

****

2. Ở trang 48, thầy đưa ra luận điểm "Phụ nữ Việt Nam được xem là người có vai trò quyết định trong việc giáo dục con cái: Phúc đức tại mẫu".

Nhưng thưa bạn, cái câu "Phúc đức tại mẫu" thì làm gì mà có liên quan đến việc giáo dục con cái hả bạn ? Chả lẽ một PGS TS về văn hóa Việt mà đọc tiếng Việt không hiểu ra sao, lại khẳng định rằng câu "Phúc đức tại mẫu" là bằng chứng cho việc giáo dục con cái là đến từ người mẹ hả bạn ? Có bao giờ việc giáo dục lại là do "phúc đức" không vậy bạn ?

***

3. Cũng ở trang 48, thầy đưa ra luận điểm: "Sau này khi chế độ phu quyền được xác lập do ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, người dân đã phản ứng dữ dội: Ba đồng một mớ đàn ông.  Đem bỏ vào lồng cho kiến nó tha; Ba trăm một mụ đàn bà. Đem về mà trải chiếu hoa cho ngồi !".

Mình chả biết người dân là người nào, chứ mình thấy người Việt (tức người Kinh) cho đến nay, vẫn ngày ngày ca tụng Văn Miếu Hà Nội với bao nhiêu bia tiến sĩ đó thôi.  Mà chả phải người dân Việt nào cũng ráng mà làm, để người nhà có đi thi đỗ, để về mà vinh quy bái tổ à ? Có ai "phản ứng dữ dội" việc người đàn ông đi thi cử để vinh quy bái tổ cả mấy trăm năm quân chủ tại Việt Nam đâu bạn nhỉ ?

Thưa các bạn, làm thế nào mà thầy Thêm lại đi lấy một câu ca dao vớ vẩn nào đó, mà chúng ta chả biết là câu ấy đã được truyền miệng từ thời nào, để mà đánh giá về việc "Sau này khi chế độ phu quyền được xác lập do ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, người dân đã phản ứng dữ dội" vậy bạn nhỉ ? Và đáng ngờ hơn, câu ca dao này có khi là câu diễu cợt đấy chứ.  Làm thế nào mà một câu ca dao như thế, nó lại trở thành là sự phản ứng dữ dội của người dân vậy bạn ? Viết như thế có là láo không ? 

Mình ví dụ, nếu một người đem câu ca dao "Học hành ba chữ lem nhem, Thấy gái thì thèm như chửa thèm chua" rồi viết câu ca dao này của người dân Việt đã phản ứng dữ dội về sự ngu dốt của những kẻ sĩ phu Bắc Hà, học cho lắm mà chả ra gì chỉ thấy gái là mê.  Viết như thế có là láo không bạn ? 

Một PGS TS mà phân tích văn hóa và ca dao như thế đấy.  Mình chê ông dốt và vô trách nhiệm, bạn có thấy sai không ?

****

Mình thấy người ta còn viết cả một bài phân tích sự sai trong quyển này nữa, tại đây >> http://www.vanhoanghean.com.vn/chuyen-muc-goc-nhin-van-hoa/dien-dan/doc-quyen-tim-ve-ban-sac-van-hoa-viet-nam-cua-tran-ngoc-them.  Viết đầy trong đó.

Mình nghĩ mình mà đọc kỹ, chắc sẽ lượm được cả vỏ sạn trong quyển này chứ không giỡn chơi.

Thưa các bạn, một PGS TS viết về văn hóa Việt Nam đầy chủ quan, phản khoa học, và thật sự có đầy vấn đề đến thế, thì làm thế nào mà các giáo viên Việt Nam lại có thể để cho sinh viên đọc những thứ sách viết vô trách nhiệm như thế này hả bạn ?

Mà mình nghĩ, người bản xứ Da Đỏ ở Mỹ mà đọc câu thầy Thêm viết nhóm người văn hóa du mục có thái độ coi thường thiên nhiên, chắc là họ sẽ đổ cả xô nước bùn lên đầu thầy đấy.  Làm thế nào mà một PGS TS lại có thể hiểu sai lệch một kiến thức cơ bản đến thế vậy bạn ? PGS TS chứ có phải là hạng bình dân học vụ đâu mà viết sách bừa bãi đến thế ?

Và các bạn sinh viên nào mà đọc những thứ sách viết bừa bãi như thế này, các bạn rất nên coi chừng, vì có khi bạn đem những thứ này ra ngoài đời mà giảng cho thế giới, người ta sẽ lấy dép mà chọi bạn đấy.

Có bao giờ mà sinh viên Việt Nam lại phải khổ đến thế này không ? Nào là PGS TS Hoàng Văn Khoán viết bậy về đình thần miền Nam, nào là thầy Trần Ngọc Thêm phán bậy đủ thứ về văn hóa Việt Nam lẫn thế giới.  Còn bao nhiêu quyển sách "giáo trình" khác viết đủ thứ bậy nữa, bao nhiêu là PGS TS như thế nữa ? Đẹp mặt chưa, ngành Việt Nam Học ở Việt Nam ơi.  

Brian







Không có nhận xét nào

Quảng Cáo