Về văn bản Hải Ngoại Ký Sự - những câu hỏi cần thiết cho Bài tựa của Đại Việt Quốc Vương Nguyễn Phúc Châu #nghien_cuu_Hai_Ngoai_Ky_Su Bộ Hải...
Về văn bản Hải Ngoại Ký Sự - những câu hỏi cần thiết cho Bài tựa của Đại Việt Quốc Vương Nguyễn Phúc Châu
#nghien_cuu_Hai_Ngoai_Ky_Su
Bộ Hải Ngoại Ký Sự của thích Đại Sán thì chắc là đã quá nổi tiếng, mình khỏi phải giới thiệu thêm.
Trong bản dịch của Viện Đại Học Huế tập I, ngay phần đầu của bộ sách này là Bài tựa của Đại Việt Quốc Vương Nguyễn Phúc Châu. Xem ra chúng ta cần đặt lại câu hỏi, là liệu bài tựa này có thật là bài tựa gốc của chúa Minh (Nguyễn Phúc Châu) viết không, hay là một bài tựa ngụy tạo "tự sướng" của người Việt ?
Những câu hỏi này là:
****
1. Đoạn đầu bài tựa này viết "Nước Đại Việt nhỏ nhoi, tựa núi day mặt ra biển, phá rừng bụi, đuổi hùm vui để định chổ ở, trải nay đã 13 đời.".
Thứ nhất, không hiểu 13 đời này là 13 đời nào trong lịch sử Việt Nam hay trong ngọc phả vương triều Nguyễn bạn nhỉ ?
Nếu chúng ta tính theo các vua Lê Sơ, thì ta có Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông, Lê Thánh Tông, Lê Hiến Tông, Lê Túc Tông, Lê Uy Mục, Lê Tương Dực, Lê Chiêu Tông và Lê Cung Hoàng. Mà triều đại vua Lê Cung Hoàng đã chấm dứt vào năm 1527 khi nhà Mạc lật đổ ngai vua, nên chắc triều đại Lê Cung Hoàng chấm dứt vào năm 1527 không thể nào là triều đại thứ 13 nào đấy vào năm 1696 thời chúa Minh đâu đúng không ?
Nếu chúng ta tính theo các vua Lê thời Trung Hưng, thì ta có (1) Lê Trang Tông, (2) Lê Trung Tông, (3) Lê Anh Tông, (4) Lê Thế Tông, (5) Lê Kính Tông, (6) Lê Thần Tông, (7) Lê Chân Tông, (8) Lê Huyền Tông, (9) Lê Gia Tông, (10) Lê Hy Tông, (11) Lê Dụ Tông, (12) Lê Đế Duy Phương, (13) Lê Thuần Tông, (14) Lê Ý Tông, (15) Lê Hiển Tông và (16) Lê Mẫn Đế (Lê Chiêu Thống). Mà vua Lê Thuần Tông thì lên ngôi tận năm 1732, rất lâu sau năm 1696.
Còn nếu chúng ta tính theo dòng chúa Nguyễn, thì chúa Minh chỉ là chúa thứ 6 mà thôi.
Thứ hai, danh từ "nước Đại Việt" ở đây, chắc là chỉ giới hạn cho xứ Đàng Trong, chứ không thể nào là chỉ cho nước Đại Việt đã có từ thời Hùng Vương đâu đúng không ? Nếu bạn nghĩ "nước Đại Việt" ở đây là từ thời vua Hùng Vương, thì chắc bạn cần đọc luôn Tứ khố toàn thư tổng mục đề yếu (quyển 78), sử bộ 34, Địa lý loại tồn mục 7 (四庫全書總目提要/卷078 《海外紀事》•六卷〈浙江巡撫采進本, đoạn: "國朝釋大汕撰。大汕,廣東長壽寺僧。康熙乙亥春,大越國王阮福周聘往說法,越歲而歸。因記其國之風土以及大洋往來所見聞。大越國者,其先世乃安南贅婿,分藩割據,遂稱大越。卷前有阮福周序,題“丙子蒲月”,蓋康熙三十五年也。" tức là "Hải Ngoại kỷ sự 6 quyển, bản sách do quốc triều Thích Đại Sán biên soạn và Chiết giang Tuần vũ tìm thấy đem dâng. Đại Sán là Đại sư ở chùa Trường thọ, tỉnh Quảng Đông. Mùa xuân năm Ất hợi Triều Khang Hy Đại Việt quốc vương mời qua thuyết pháp, hơn một năm lại trở về, nhơn ghi chép phong thổ nước ấy và những điều nghe thấy trong khi qua lại trên đại dương. Đại Việt quốc Tiên thế là rể của nước An nam, chia cứ nam biên, xưng hiệu Đại Việt. Đầu sách này có bài tựa của Nguyễn phúc Châu, đề lạc khoản bính tý bồ nguyệt (tháng 5), tức Khang Hy năm thứ 35 vậy".
Vậy nếu bạn đã trả lời được câu hỏi thứ nhất, tức là 13 đời là 13 đời nào, thì câu hỏi kế tiếp là nếu chúng ta dựa vào bài tựa này do chúa Minh tự tay viết, hóa ra "nước Đại Việt" chính là danh xưng của xứ Đàng Trong, do một vị chúa Nguyễn khẳng định. Ấy thế mà cả trăm năm nay, các học giả Việt Nam đều băn khoăn không biết nên gọi tên quốc hiệu là xứ Đàng Trong hay Nam Hà là như thế nào ?
****
2. Phần lạc khoản mà các học giả Viện Đại Học Huế dịch là "Giáp-tý (tức Khương-hy năm thứ 35, 1696), bồ-nguyệt (tháng 5), Đại Việt Quốc-vương Nguyễn-phúc-Châu, thọ Bồ-tát-đệ-tử, Pháp danh Hưng-Long, Kính lễ viết tại Tĩnh-danh-phương-trượng ở Tây-cung Giác-vương Nội-viện" xem ra có đầy vấn đề.
Thứ nhất, năm 1696 là năm Bính Tý 丙子, chứ không hề là năm Giáp Tý 甲子. Như vậy chắc là các học giả Viện Đại Học Huế đã dịch sai năm Can Chi từ Bính Tý thành ra Giáp Tý. Nhưng lỗi cơ bản như thế này, sao đến nay vẫn chưa thấy có học giả Việt Nam nào lên tiếng bạn nhỉ ? Mà nếu không là các học giả Viện Đại Học Huế dịch sai, mà là chúa Minh viết sai năm Can Chi từ Bính Tý thành ra Giáp Tý, thì sự sai đó khá là hiếm, và có thể nói chỉ đến từ sự ngụy tạo viết bậy nào đó của ai hay viết lại của ai đó mà thôi. Không hiểu các học giả Huế / Việt Nam có ý kiến gì về sự sai này ?
Thứ hai, tháng bồ nguyệt 蒲月 (tức tháng 5 âm lịch) trong phần lạc khoản này hoàn toàn là có vấn đề. Vì chúng ta biết là ngài thích Đại Sán rời Thuận Hóa vào tháng 6 rồi tháng 7 đến Quảng Đông, Trung Quốc. Theo bài nghiên cứu của thầy Trần Kính Hòa (xem >> http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/nghien-cuu/ket-noi-van-hoa-viet/6767-h%E1%BA%A3i-ngo%E1%BA%A1i-k%E1%BB%B7-s%E1%BB%B1.html), thì "Xét lạc khoản bài “Bản sư Hải ngoại Kỷ sự tự của Nguyễn phúc Châu, đề giáp tý bồ ngyệt (tức tháng 5 niên hiệu Khương Hy) mà trong bài tự có nói rằng: “Chép một vài điều, góp lại thành tập, nhan đề “Hải Ngoại kỷ sự”, ngày trở về nước đưa cho tôi xem và khiến đề tựa”. Xem đó, đủ biết bài ấy do Đại Sán yêu cầu Minh vương viết lúc sắp sửa từ giả Quảng nam về Quảng đông.".
Nhưng ô hay, nếu đúng là ngài thích Đại Sán trước khi về lại Trung Quốc, đã dâng tập sách để chúa Minh viết bài tựa như thầy Trần Kính Hoa phân tích, thế thì tại sao phần cuối của bài tựa lại có cả đoạn "Nay đã cùng nhau cách xa đại hải, ở Quảng Đông mà chép việc Đại Việt, thì gọi là Hải-ngoại Kỷ-sự cũng đúng lắm rồi" ? Có phải chúa Minh đã viết bài tựa này SAU KHI ngài thích Đại Sán đã về lại Quảng Đông không ? Nhưng rõ ràng tháng 5 âm lịch, ngài thích Đại Sán vẫn còn ở Đại Việt mà, thế thì tại sao chúa Minh lại viết vào tháng 5 âm lịch "Nay đã cùng nhau cách xa đại hải, ở Quảng Đông mà chép việc Đại Việt", bạn nhỉ ?
Nên không hiểu các học giả Huế / Việt Nam sẽ giải thích ra sao về phần lạc khoản đầy trái ngược này ?
Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.
Thanks
Brian
Không có nhận xét nào