Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

ĐỊNH DANH "CĂN CƯỚC VĂN HÓA", ĐỂ PHÁT TRIỂN

ĐỊNH DANH "CĂN CƯỚC VĂN HÓA", ĐỂ PHÁT TRIỂN Ắt nhiều người từng nghe nói tới Thiên hoàng Minh Trị (Mei-ji) bên Nhựt Bổn. Vị vua nà...

ĐỊNH DANH "CĂN CƯỚC VĂN HÓA", ĐỂ PHÁT TRIỂN

Ắt nhiều người từng nghe nói tới Thiên hoàng Minh Trị (Mei-ji) bên Nhựt Bổn. Vị vua này quá nổi tiếng, với công trạng mở ra thời kỳ Duy Tân làm nền móng cho nước Nhựt phát triển rỡ ràng khiến thế giới nể phục. Đây, kể ngay một vấn đề lớn, giúp Nhựt Bổn tỉnh giấc mộng bế quan, để phát triển.
1) Ngày 13/3/1868 Minh Trị Thiên hoàng đã ban chiếu chỉ "Thần Phật phân ly" (Shin Butsu bun ri 神仏分離), tách Thần đạo (Shintō) ra khỏi Phật giáo. Vì sao cần phải tách rời, đâu ra đó, tránh "râu ông cắm cằm bà"? Không phải các tôn giáo "đồng nguyên", mặc chung "đồng phục tư tưởng" là tốt hơn hay sao?

Tín ngưỡng bản địa của người Nhựt là Thần đạo (Shintō); trong khi đó Phật giáo du nhập vào nước Nhựt, theo sử liệu, là vào giữa thế kỷ VI (năm 538). Kéo theo sự có mặt Phật giáo từ phương Bắc tràn xuống, người Nhựt cũng bắt đầu chịu tác động xâm nhập của nền văn hóa Trung Hoa! 

Hơn 1300 năm ròng rã Phật giáo đã biến hóa theo "khế cơ", tức "đẽo gọt" cho thích hợp theo thời cơ (là nghĩa của "khế cơ" 契機), thâm nhập vào trong Thần đạo - mà người Nhựt gọi là "Thần Phật tập hợp" (Shin Butsu shū gō: 神仏習合).

2/ Nhà tư tưởng, học giả lỗi lạc Fukuzawa Yukichi đưa ra học thuyết "Thoát Á luận" nhằm bắt kịp với nền văn minh phương Tây, đưa Nhựt Bổn hùng cường. "Thoát Á", ở đây, là thoát khỏi ảnh hưởng Trung Hoa. 
Theo Motoori Norinaga, Hirata Atsutane..., muốn thành công trong việc thoát khỏi ảnh hưởng Trung Hoa thì không thể không "lọc" những yếu tố nào của Thần đạo thực thụ (thay vì "Thần Phật tập hợp"). 

3/ Chiếu chỉ của Thiên hoàng Minh Trị về "Thần Phật phân ly" (Shin Butsu bun ri) nằm trong tiến trình ý thức văn hóa dân tộc nơi người Nhựt. Không "đồng nguyên" Thần đạo với Phật giáo là nhằm xây dựng nội lực cho tín ngưỡng bản địa của người Nhựt.

Có bản sắc, có "căn cước văn hóa riêng", để từ đó vững vàng và tự tin mở cửa đón nhận các luồng văn minh từ bên ngoài. Năm Minh Trị thứ 22 (1889), Thiên hoàng ban hành Hiến pháp. Trong đó, điều 28 của Hiến pháp quy định người dân Nhựt Bổn có quyền tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng.

Thay vì bế quan tỏa cảng, bách hại tín đồ Kitô giáo như thời Mạc phủ Tokugawa, nước Nhựt dưới thời Minh Trị Thiên hoàng bước qua thời kỳ mới hẳn! Đó là một nước Nhựt mở cửa, và cho phép các tôn giáo khác vào nước Nhựt truyền đạo.

4/ Tạo lập "căn cước văn hóa bản địa" ở Nhựt Bổn không đồng nghĩa với bất động, mà luôn duy trì sự giao thoa. 
Chẳng hạn, ngày nay nhiều người Nhựt khi cử hành lễ cưới, và các lễ hội dân gian, họ kéo nhau đến các đền Thần đạo (gọi là "Thần xã"). Nhưng khi cử hành đám tang thì lại kéo đến chùa Phật giáo...

Phân bổ tôn giáo hiện nay tại Nhựt Bổn thì Thần đạo chiếm nhiều nhứt 51,82% dân số! (Phật giáo 34,9%, và một số tôn giáo khác).
--------------------------------------------------------------------------
Hình ảnh (cột trái): Người Nhựt mừng năm mới tại Đền Thần đạo Minh Trị ở Tokyo; Chân dung Thiên hoàng Minh Trị;
(cột phải): Đền Thần đạo Heian, đền Thần đạo Yasaka; bản đồ phân bổ tôn giáo.











Không có nhận xét nào

Quảng Cáo