Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

TẠI SAO CÔNG GIÁO PHẢI CẦN CHỐNG CỘNG SẢN?

TẠI SAO CÔNG GIÁO PHẢI CẦN CHỐNG CỘNG SẢN? Cốt lõi của đạo Công giáo tựu chung chỉ hai điểm: mến Chúa và yêu người. Mến Chúa thì ai cũng biế...

TẠI SAO CÔNG GIÁO PHẢI CẦN CHỐNG CỘNG SẢN?

Cốt lõi của đạo Công giáo tựu chung chỉ hai điểm: mến Chúa và yêu người. Mến Chúa thì ai cũng biết rồi, nghĩa là yêu Chúa hết lòng, hết trí khôn, hết linh hồn. Đến việc yêu người thì mới thấy khó.

Yêu người được thể hiện qua lòng bác ái. Nói đến lòng bác ái là nói đến lòng yêu tha nhân, yêu đồng loại, yêu nhân loại. Tựu chung cũng một chữ YÊU. Và đúng như thế, đạo Công giáo là đạo TÌNH YÊU. Đạo chỉ dạy con người ta một điều duy nhất: YÊU THƯƠNG NHAU. Đây là điều răn của Thầy: anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em, (Ga. 15:12).

Nếu luật TÌNH YÊU của đạo Công giáo cổ võ một lòng yêu thương không giới hạn (xem Mt. 18:21-22) thì liệu việc chống lại chủ nghĩa cộng sản có đi ngược lại với giáo huấn của Chúa hay không? Xin trả lời ngay rằng KHÔNG.

Sở dĩ nói không là vì hai chuyện này khác nhau. Hoàn toàn khác nhau. Khi yêu thương, tha thứ và cầu nguyện cho những người cộng sản không có nghĩa là người Kitô hữu dung túng cho sự tàn ác do chủ nghĩa mang lại. Chủ nghĩa cộng sản, theo Stéphane Courtois, đồng tác giả trong cuốn Le Livre noir du communism: Crimes, terreur, répression (Hắc Thư của chủ nghĩa cộng sản: Tội ác, khủng bố, trấn áp) cho biết những kẻ lãnh tụ cộng sản đã ra tay giết chết khoảng 94 triệu người trên thế giới kể từ ngày cách mạng tháng Mười (1917) tại Nga thành công. Dựa theo tài liệu của thư khố KGB (cơ quan mật vụ Nga), ông phỏng đoán Nga sô đã giết chết 20 triệu người; Trung hoa: 65 triệu; Bắc hàn: 2 triệu; Căm bốt: 2 triệu, các nước cộng sản Đông Âu: 1 triệu; Việt nam: 1 triệu; Châu Mỹ Latinh: 150 nghìn; Phi châu: 1.7 triệu; A phú hãn: 10 nghìn. Từng ấy mạng người chết vì bị bắt bớ, đàn áp, giam cầm, tù đày, khủng bố, và thủ tiêu; nghĩa là họ dùng bất cứ hình thức nào để tàn sát những người đối kháng. Lênin đã từng khẳng định cách mạng phải cần bạo lực. Họ xem bạo lực như một phương tiện duy nhất để đạt được mục tiêu. Họ nhẫn tâm gạt bỏ tất cả mọi giá trị căn bản của con người để tiến đến giấc mơ (hão huyền) đại đồng.

Nói đến bạo lực là nói đến đổ máu, chết chóc. Do đó, mạng người – theo lý thuyết chủ nghĩa cộng sản – không là gì. Nếu cần, họ sẵn sàng hy sinh tính mạng của người dân hầu đạt được mục đích cho chủ nghĩa, cho dù nhất thời. Khẩu hiệu: tất cả cho chủ nghĩa Mác-Lê bách chiến bách thắng đã giải thích phần nào tính chất bạo lực trong đường lối cai trị của người cộng sản. Theo bác sĩ Li Zhisui – bác sĩ riêng của Mao – trong cuốn, “The Private Life of Chairman Mao” thuật lại rằng vào năm 1954, có một lần hội kiến với thủ tướng Ấn Nehru, Mao ngạo nghễ nói rằng bom nguyên tử chẳng có gì mà sợ hãi. Thủ tướng Nehru rùng mình khi Mao xác nhận, 10 hoặc 20 triệu người Tàu chết là cùng. Lần sang Nga năm 1957, Mao thẳng thừng tuyên bố với Khrushchev rằng Mao sẵn sàng hy sinh một nửa dân số Tàu để đạt mục tiêu cho chủ nghĩa. Mao nói thêm, dân Tàu còn đông lắm, 300 triệu dân chết cũng chẳng sao. (Sđd, trang 125).

Thật sự con số nạn nhân Courtois đưa ra quá khiêm nhường so với khảo cứu của nhiều học giả Tây phương. Theo họ, số người bị giết chết trong thời kỳ Stalin (1922-1953) có thể lên đến 51 triệu, nhiều nhất tại các Gulags (trại tập trung) và sa mạc Siberia; còn số nạn nhân trong suốt 27 năm (1949-1976) cai trị của Mao có thể lên đến 75 triệu, nhiều nhất qua hai cuộc cách mạng kỹ nghệ (Great Leap Forward, 1958-1962) và cuộc cách mạng văn hóa (Cultural Revolution, 1966-1969). Thật là một con số khổng lồ, không thể tưởng tượng được. Courtois kết luận rằng chủ nghĩa cộng sản thảm sát con người nhiều hơn bất cứ chủ nghĩa nào đã từng hiện hữu trong lịch sử nhân loại, kể cả Phát-xít.

Nói đến sát nhân là nói đến tội ác, nói đến tội lỗi. Không ai có quyền hủy diệt bất cứ một mạng người nào trừ Thượng đế, người tạo ra sinh linh muôn vật, cho dù đó là tội nhân. Tội nhân đáng được tha thứ vì bất cứ thánh nhân nào cũng có một quá khứ và bất cứ tội nhân nào cũng có một tương lai. Lòng khoan dung đối với tội nhân được thể hiện trong suốt ba năm giảng dạy của Đức Kitô. Nào là người đàn bà ngoại tình được tha (xem Ga. 8:4-11), tên trộm cướp thống hối (xem Lc. 23:39-43), đứa con hoang đàng trở về (xem Lc. 15:1-32)..v.v.. tất cả đều được hưởng lòng thương xót của Thiên Chúa. Đức Giêsu rất khoan dung với tội nhân nhưng Người không bao giờ khoan nhượng với tội lỗi. Thiên Chúa như ánh sáng và tội lỗi như bóng tối. Hai phạm trù này khắc tinh với nhau như nước với lửa. Nơi ánh sáng ngự trị sẽ không bao giờ có bóng tối và ngược lại. Tuy vậy, những người phạm tội, những kẻ gây ra tội ác hiển nhiên thuộc quyền xét đoán của Thiên Chúa, tuyệt nhiên không bao giờ thuộc quyền xét đoán của bất cứ Kitô hữu nào. Anh em đừng xét đoán, để khỏi bị Thiên Chúa xét đoán, (Mt. 7:1).

Nếu người Kitô hữu không có quyền xét đoán hoặc kết án những người cộng sản thế thì họ chống cái gì? Thưa, họ chống BẤT CÔNG; họ bảo vệ CÔNG LÝ, họ chết cho SỰ THẬT. Đức Giêsu luôn tôn trọng sự thật. Người dặn dò các môn đệ hãy làm chứng cho sự thật, cho dù bằng cái chết của mình, chỉ vì Người là Sự Thật, “Tôi đã sinh ra và đã đến thế gian để làm chứng cho sự thật.” (Ga. 18:36). “Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống.” (Ga. 14:5). “Các ông sẽ biết sự thật, và sự thật sẽ giải phóng các ông.” (Ga. 8:32). Thật vậy, chính sự thật sẽ giải thoát người Kitô hữu qua khỏi áp bức, tù đày và đau khổ ở trần gian này.

Vậy thì người Công giáo còn ngần ngại gì nữa, hãy lên tiếng, và đem sức mạnh của Người Công giáo ra để cứu hơn 90 triệu đồng bào đang oằn oại dưới ách chủ nghĩa vô thần, một chủ nghĩa đã gây kinh hoàng cho nhân loại trong suốt thế kỷ 20 và vẫn còn trơ trẽn sót lại ở thế kỷ 21. Như thế, người tín hữu Công giáo không bao giờ chống một cá nhân cộng sản nào, mà chỉ chống bất công, đòi hỏi cho bằng được công bằng xã hội. Chỉ vì một tình cờ của lịch sử dân tộc khi đảng cộng sản đang nắm vận mệnh nước nhà trong tay và họ đang áp đặt một thứ quyền hành quái đản lên đầu người dân nên mọi tín hữu Công giáo đều phải chống đối, thế thôi. Cho dù chủ nghĩa quân phiệt, chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa phát xít hay bất cứ chủ nghĩa nào, nếu không đem lại lợi ích cho người dân, sẽ gặp phải sự chống đối của quần chúng. Không những tín hữu Kitô giáo mà ngay cả những người ngoại giáo khác nếu có tầm nhìn và đau đáu cho tương lại một dân tộc đều cần phải một lòng chống áp bức, chống bất công, với hoài vọng mang lại cho xã hội một bộ mặt mới. Bộ mặt nhân quyền với tấm lòng nhân đạo, và nụ cười nhân bản.

Người Kitô hữu cần xác định rõ trách nhiệm của mình trong giai đoạn hiện tại. Đừng bao giờ nói tín hữu Công giáo chống chế độ; họ chỉ chống bất công. Cụ thể hơn, chỉ vì chủ nghĩa cộng sản đang đại diện cho một chế độ đầy bất công, nên họ phải dứt khoát đối diện với chủ nghĩa cộng sản mà thôi.

Tại sao Người viết Nhấn mạnh đến người Công giáo. Bởi vì Người Công giáo Luôn có một kết cầu chặt chẽ, đường lối sinh hoạt chung đã có từ lâu, một liên kết các giáo phận với nhau và quan trọng là người Công giáo rât đoàn kết và gắn bó yêu thương nhau. Phương châm của Người công giáo luôn luôn là mến Chúa và yêu người, nên nếu có lên tiếng thì họ cũng sẽ lên tiếng trong yêu thương và bất bạo động. Tà quyền sẽ không thể lấy cớ để chụp mũ hay bắt bớ hay vu khống cho họ là bạo động.

Hơn nữa, với bất công với tàn ác, với hủy diệt sự sống, thì chỉ có những gì ngược lại với bât công và tàn ác mới phá bỏ được nó.

Như muốn phá tan bóng tối thì phải có ánh sáng
Muốn phá tan gian dối thì cần sự thật
Muốn phá tan độc ác thì phải có yêu thương.

Muốn chống ác bằng hành động độc ác, thì chăc chắn cái ác hơn sẽ thắng, mà nói về ác thì Cộng Sản là ác độc nhất thê gian rồi. bời cộng sản là hiện thân của quỷ dữ của satan,

✍️Cây bút nhỏ








Không có nhận xét nào

Quảng Cáo