Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

TRUNG ĐÔNG SẮP CHÍNH THỨC CHIẾN TRANH

TRUNG ĐÔNG SẮP CHÍNH THỨC CHIẾN TRANH   Là ý kiến tổng kết của tôi sau khi quan sát kỹ Iran, Hồi giáo và các nước vùng Trung Đông từ sau bài...

TRUNG ĐÔNG SẮP CHÍNH THỨC CHIẾN TRANH 

Là ý kiến tổng kết của tôi sau khi quan sát kỹ Iran, Hồi giáo và các nước vùng Trung Đông từ sau bài viết “Hồi giáo sắp nổi lửa” đến nay.

Những động thái gần đây cho thấy dù Trump và Tổng thống Iran tuyên bố “hoà dịu” nhưng căng thẳng không giảm đi mà ngày càng tăng lên. Tên lửa vẫn bắn vào các căn cứ Mỹ ở Trung Đông, binh lính Mỹ vẫn bị đột kích ở không chỉ Trung Đông mà còn Châu Phi. Tướng Iran vẫn bị giết thêm bởi các hoạt động đặc nhiệm. Và dù Mỹ chưa nhận trách nhiệm nhưng người ta vẫn cho là Mỹ ra tay.

Trong quan hệ giữa các quốc gia thì người ta luôn kêu gọi nhau làm theo luật pháp quốc tế, nhưng khi những lời kêu gọi này ngày càng bị phá vỡ nhiều thì lời tuyên bố chiến tranh ngày càng tiệm cận hơn.

Đối với Iran thì Mỹ đang áp dụng chính sách như chúng ta đánh giá, đó là ủng hộ biểu tình chống chính phủ bên trong, gây sức ép bao vây quân sự bên ngoài và tiêu diệt dần các nhân sự then chốt của Iran đang đi ra ngoài nước để vận động đồng minh. Đó cũng là bài bản chiến tranh Việt Nam các bên áp dụng khi xưa.

Cũng như chúng ta đã phân tích là dù các nước EU và Mỹ hay chỉ trích nhau nhưng đoàn kết chiến lược khi cần là điều tất yếu. Anh-Pháp-Đức trong những động thái gần đây “bênh Mỹ- chửi Iran” cho thấy điều đó. 

Ba nước trên tuyên bố là Iran vi phạm các thoả thuận hạt nhân đã ký trong đàm phán 6 bên trước đây, nhưng tôi e rằng đó chỉ là cái cớ nhỏ. Chuyện lớn hơn là hẳn nhiên các nước này không chấp nhận việc Iran muốn kêu gọi cộng đồng Hồi giáo Trung Đông tẩy chay các chiến binh da trắng khỏi khu vực này. Iran hiện nay chỉ kêu gọi đuổi lính Mỹ, nhưng ngày lính Mỹ rút khỏi Trung Đông thì hôm sau sẽ là lính EU. 

Hết lính ở Trung Đông cũng có nghĩa là hết dầu mỏ và khí đốt.

Đến nay trừ quân đội Mỹ đang hiện diện ở Trung Đông ra và vừa được tăng viện thì các nước Anh, Pháp, Đức, cũng đã gửi thêm lực lượng đến eo biển Homuz. Không chỉ các nước lớn mà các nước nhỏ trong NATO như Ba Lan, Latvia, Hàn Quốc... cũng đã tập kết quân theo hiệu triệu của Mỹ. Theo tôi thống kê thì hiện nay có hơn 14 nước đã tập kết hải-lục-không quân để chuẩn bị cho cuộc chiến Iran.

Trong bối cảnh Iran như vậy thì Trung Quốc, nơi được Iran trông đợi giúp đỡ cho mình nhất lại tỏ ra hoà hoãn và xuống nước với Mỹ. Trade War đã tạm dừng căng thẳng để hai bên ký thoả thuận thương mại giai đoạn một. Giới quan sát cho là thoả thuận này có lợi cho Mỹ hơn cho Trung Quốc. Và bất kể Trump có ép được Tập phải từ chức hay không thì nếu Trung Quốc phải đổi mới về đối nội (để thực thi thoả thuận) thì cũng đã là một thành công của Trump.

Hẳn nhiên là Trump hiểu rõ câu “Đừng nghe... hãy nhìn...” nên ông sẽ đánh giá quyết tâm cải cách, thay đổi của Trung Quốc qua vấn đề Iran. Thành ra càng có thêm lý do để Mỹ và đồng minh giải giáp Iran lúc này. Quyết tâm hoà hoãn với Mỹ của Trung Quốc sẽ được giới tình báo Phương Tây đánh giá qua lượng tiền và vũ khí mà Trung Quốc gửi cho Iran một khi chiến sự nổ ra.

Một lý do nữa để tôi nói rằng chiến tranh Iran sớm nổ ra còn ở việc Trump đã huỷ bỏ nghị trình gặp Tập vào ngày 16/01/2020 vừa qua dù đã ký thoả thuận thương mại xong. Trong bối cảnh EU và NATO đã bắt đầu đoàn kết với Mỹ thì Trump không muốn các nước này nghĩ ông sẽ đi đêm với Tập. 

Tổng thống Mỹ cũng đồng thời sẽ là tổng tư lệnh tối cao của liên quân. Các tướng lĩnh và binh sĩ liên quân sẽ không thể tận tình tham chiến nếu chỉ huy của họ đi gặp Tập, dù là lý do gì đi nữa. Mỹ cần kinh tế nhưng lòng tin chiến lược của quân đội đồng minh mới là điều quan trọng nhất.

Trump sẽ gặp chủ tịch EC tới đây thay cho gặp Tập. Dĩ nhiên là nằm trong chiến lược củng cố đồng minh cho vấn đề Iran. Hiện nay Mỹ đang gặp thuận lợi lớn khi mà không chỉ ba nước lớn của EU đang đứng cùng Mỹ mà kể cả các nước nhỏ như Séc cũng trở cờ quay mặt với Trung Quốc. Việc thủ đô Praha của Séc huỷ bộ hợp tác với Bắc Kinh để quay qua ký hữu nghị với Đài Bắc của Đài Loan là một chỉ dấu cho thấy chính sách cứng rắn tới đây của EU.

Một tham số khác quyết định cuộc chiến Iran sớm hay muộn là Nga cũng đã bắt đầu bận rộn vào vấn đề đối nội như tôi đã nói. Putin đang sắp xếp lại nội bộ của Nga để ông quay lại làm thủ tướng. Điều đáng chú ý thứ hai là Putin đang điều chỉnh để nới rộng ảnh hưởng cho phe đối lập bằng cách sa thải các quan chức diều hâu thân cận lâu nay. 

Quay về làm thủ tướng để củng cố nội lực cũng là quan trọng, nhưng quan trọng hơn là Putin cần chuẩn bị cho một cuộc rút lui dần từ mốc 2025.

Nga đang sửa nhà, Trung Quốc đã thiệp bài, EU đang dâng cao khí thế tiến công thì với Mỹ lúc này và tính cách cá nhân của mình, Trump ngại gì mà không xuống tay đánh lớn. Không lúc này thì là lúc nào ?

Trong lúc quốc tế đang chuẩn bị cho cuộc nổ súng ra bên ngoài thì Việt Nam có súng nổ vào trong.

H.M



Không có nhận xét nào

Quảng Cáo