Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

TỪ TRÂN CHÂU CẢNG ĐẾN IRAN : KHI NGƯỜI MỸ NỔI GIẬN.

TỪ TRÂN CHÂU CẢNG ĐẾN IRAN : KHI NGƯỜI MỸ NỔI GIẬN.  7giờ 55 phút chủ nhật, ngày 7-12-1941, một buổi sáng yên tĩnh, khi mà lính Mỹ tro...

TỪ TRÂN CHÂU CẢNG ĐẾN IRAN : KHI NGƯỜI MỸ NỔI GIẬN. 

7giờ 55 phút chủ nhật, ngày 7-12-1941, một buổi sáng yên tĩnh, khi mà lính Mỹ trong cảng đang ngủ say sau một tối thứ bảy vui vẻ, thì nơi đây bất ngờ bị 374 chiếc máy bay Nhật tấn công.

Cuộc tấn công kéo dài 90 phút đã để lại hậu quả là gần 2.400 người binh sỹ và thủy thủ Mỹ bị thiệt mạng, hơn 1000 người khác bị thương. Cuộc tấn công cũng đã đánh chìm và làm thiệt hại nặng 18 tàu chiến lớn, đánh đắm 19 chiếc tàu chiến khác, và phá hủy 232 máy bay chiến đấu của Mỹ đỗ tại sân bay.

Sau khi sự kiện Trân Châu Cảng nổ ra, Tổng thống Mỹ Roosevelt có bài diễn thuyết nổi tiếng “Nỗi nhục của tổ quốc”, tuyên bố ngày 7/12 là ngày “Nước Mỹ sống trong tủi nhục”, sau đó ngày này trở thành ngày kỷ niệm của nước Mỹ.

Một trong số những phi công nổi tiếng nhất của Mỹ trong Thế chiến II, Trung Tá Jimmy Doolittle được lựa chọn là người chỉ huy trận đột kích vào nước Nhật. 80 người gan dạ trên 16 máy bay ném bom B-25 Mitchell đều là những phi công tình nguyện, thực hiện sứ mệnh được coi như cảm tử. 16 máy bay B-25 Mitchell được đưa lên tàu sân bay Hornet. Tàu sân bay Hornet với sự hộ tống của bốn tàu khu trục, hai tàu tuần dương và một tàu chở dầu đi qua gầm cầu Cổng Vàng và hướng ra đại dương. Số tàu này hợp quân với tám tàu đến từ Trân châu cảng, dưới sự chỉ huy của tàu sân bay Enterprise để hướng đến Nhật Bản.

10 chiếc nhận nhiệm vụ không kích Tokyo, số còn lại tấn công mục tiêu ở các trung tâm công nghiệp Nhật Bản bao gồm Yokohama, Kobe, Nagoya và căn cứ hải quân Yokosuka. Nhiều người dân Nhật Bản khi thấy máy bay Mỹ còn giơ tay vẫy, có lẽ bởi phù hiệu nhầm lẫn phù hiệu của lực lượng lục quân Mỹ với lá cờ Nhật Bản.

Đợt oanh tạc diễn ra chớp nhoáng, khiến cho phía Nhật Bản không kịp triển khai đội hình phòng thủ. Trong số các máy bay tấn công, chỉ có chiếc số 10 bị trúng đạn, với một lỗ nhỏ ở phần thân.

Sau khi ném hết số bom mang theo, tất cả 16 máy bay B-25 nhanh chóng rút khỏi lãnh thổ Nhật Bản. Đây là lần duy nhất các máy bay ném bom Mỹ xuất hiện trên bầu trời Nhật Bản mãi cho đến khi chiến tranh kết thúc.

Chiến trường Trung Đông  : 
Hai ngày sau vụ tấn công bằng rocket vào căn cứ liên quân K-1 ở Kirkuk, miền bắc Iraq hôm 27/12, các quan chức hàng đầu của Lầu Năm Góc đề xuất một loạt phương án nhằm đối phó với hành vi khiêu khích của Iran. Washington cáo buộc nhóm dân quân Kataib Hezbollah do Tehran hậu thuẫn đã thực hiện vụ tấn công.

Họ không nghĩ rằng Tổng thống Donald Trump sẽ lựa chọn phương án mà họ cho là cực đoan nhất - không kích giết tướng Qassem Soleimani, tư lệnh lực lượng đặc nhiệm Quds của Vệ binh Quốc gia Hồi giáo Iran.

Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran phóng ít nhất 15 tên lửa đạn đạo vào hai căn cứ quân sự có lính Mỹ đồn trú tại Iraq sáng 8/1/2020.

Truyền hình nhà nước Iran Press TV cho hay Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) "đã tấn công căn cứ Ain al-Asad của Mỹ tại tỉnh Anbar, miền tây Iraq bằng hàng chục tên lửa", đồng thời cảnh báo Washington về "những phản ứng dữ dội hơn nếu xuất hiện động thái gây hấn mới".

Mỹ sau đó  đã  đưa  quân tới Trung Đông để  sẵn sàng phản ứng nhanh. 

Ngày 5/1, gần 4.000 binh sĩ từ Sư đoàn Dù 82 đóng tại Fort Bragg, Bắc Carolina, nhận lệnh triển khai tới Kuwait. Họ là một phần trong lực lượng phản ứng toàn cầu của sư đoàn, luôn trong trạng thái sẵn sàng hành động trước những trường hợp khẩn cấp.

Một quan chức cấp cao quân đội Mỹ cho biết việc triển khai lính dù từ Sư đoàn 82 cùng những lực lượng mặt đất khác chỉ nhằm mục đích phòng thủ. Họ có thể nhanh chóng triển khai để bảo vệ hoặc củng cố các sứ quán, lãnh sự quán và căn cứ quân sự Mỹ ở Trung Đông.

Ngoài Sư đoàn Dù 82, gần 100 lính dù từ Đội Chiến đấu Lữ đoàn Dù 173 đang đóng quân ở Vicenza, Italy, cũng sẽ được triển khai tới Trung Đông, theo một quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ.

Những đơn vị quân đội khác được triển khai tới Trung Đông lần này gồm có 100 lính thủy đánh bộ từ Tiểu đoàn 2, Trung đoàn Thủy quân Lục chiến 7. Đơn vị này được điều tới Kuwait như một phần của lực lượng đặc nhiệm nhằm đối phó với các tình huống khẩn cấp ở Trung Đông.

Khoảng 100 thành viên Trung đoàn Biệt kích 75 đã được triển khai tới Trung Đông không lâu sau cuộc không kích hạ sát tướng Suleimani . Họ đóng vai trò là lực lượng phản ứng nhanh nếu bất kỳ lực lượng nào do Iran hậu thuẫn tấn công các vị trí của quân đội Mỹ trong khu vực.

Ngoài ra, Nhóm Sẵn sàng Chiến đấu Đổ bộ Bataan với nhiều tàu chiến chở theo Đơn vị Viễn chinh Thủy quân lục chiến số 26 với 2.200 binh sĩ đang chạy hết tốc lực hướng về phía Trung Đông. Lực lượng này lâu nay cũng đóng vai trò là lực lượng phản ứng toàn cầu, thường được triển khai tới Vịnh Ba Tư để hỗ trợ các chiến dịch ở Iraq, Syria và Afghanistan.

Những đơn vị này sẽ là sự tăng cường đáng kể cho khoảng 45.000 - 65.000 lính Mỹ đã được triển khai ở Trung Đông, gồm Arab Saudi và các quốc gia Vùng Vịnh khác, trong đó có 5.500 quân ở Iraq và 600 quân ở Syria.

Nhằm đối phó với các cuộc tấn công và động thái khiêu khích của Iran từ tháng 5 năm ngoái, Lầu Năm Góc đã điều thêm khoảng 14.000 quân tới khu vực Vịnh Ba Tư, trong đó gần 3.500 quân đến Arab Saudi. Các khí tài như máy bay cảnh báo sớm, máy bay tuần thám, hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot, máy bay ném bom B-52, một nhóm tác chiến tàu sân bay, máy bay không người lái vũ trang Reaper cùng các nhân viên hỗ trợ và kỹ thuật khác cũng được tăng cường đến khu vực.

Gần 2.000 lính Mỹ đang ở Thổ Nhĩ Kỳ, chủ yếu đóng tại căn cứ không quân Incirlik. Chiến đấu cơ Mỹ đã xuất kích từ Incirlik để thực hiện hàng trăm cuộc không kích phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Iraq và Syria trong năm 2016 và 2017.

Dương Hoài Linh











Không có nhận xét nào

Quảng Cáo