Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

NHỮNG NGƯỜI BỊ PHẠT LỖI NỒNG ĐỘ CỒN KHI ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG TỪ NGÀY 01/01/2020 CÓ THỂ KHIẾU NẠI QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH.

NHỮNG NGƯỜI BỊ PHẠT LỖI NỒNG ĐỘ CỒN KHI ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG TỪ NGÀY 01/01/2020 CÓ THỂ KHIẾU NẠI QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH....

NHỮNG NGƯỜI BỊ PHẠT LỖI NỒNG ĐỘ CỒN KHI ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG TỪ NGÀY 01/01/2020 CÓ THỂ KHIẾU NẠI QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH.

         Điều 151 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 có quy định rõ về thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật. trong đó nêu rõ: 

1. Thời điểm có hiệu lực của toàn bộ hoặc một phần văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại văn bản đó nhưng không sớm hơn 45 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước trung ương; không sớm hơn 10 ngày kể từ ngày ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; không sớm hơn 07 ngày kể từ ngày ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã.

2. Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn thì có thể có hiệu lực kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành, đồng thời phải được đăng ngay trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan ban hành và phải được đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng; đăng Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc Công báo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chậm nhất là sau 03 ngày kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành.

         Rõ ràng khi đọc Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, ở các căn cứ để xây dựng nên NĐ này không nói gì đến việc lấy ý kiến của Thường vụ quốc hội về việc đồng ý cho triển khai ban hành trình tự rút gọn văn bản với NĐ số 100, đồng thời không hề có Nghị quyết nào của Quốc hội cho phép về trình tự rút ngắn văn bản trên. Như vậy có thể thấy rõ NĐ số 100/2019/NĐ-CP là loại văn bản quy phạm pháp luật thông thường. Với loại văn bản quy phạm pháp luật thông thường thì Thời điểm có hiệu lực của toàn bộ hoặc một phần văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại văn bản đó nhưng không sớm hơn 45 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước trung ương.
            Như vậy theo quy định tại Khoản1, Điều 151 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì NĐ-100 sẽ có hiệu lực ít nhất là 45 ngày kể từ ngày ký ( tức là ngày có hiệu lực của NĐ này là ngày 14 / 02/ 2020) vậy tại sao Bộ Công an lại vội vàng triển khai tiến hành phạt người có nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện giao thông kể từ ngày 01 /01/ 0202, khi mà NĐ-100 vẫn chưa có hiệu lực thi hành?

         Theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 thì văn bản ban hành phải đúng theo những quy định trong bộ luật này, nếu bất kỳ văn bản nào không tuẩn thủ theo quy định trong Luật BHVBQPPL thì văn bản đó sẽ không có giá trị, do đó việc dùng văn bản sai phạm về quy định của Luật BHQPVBPH sẽ dẫn đến sai lầm nghiêm trọng khác.

(Sài Gòn 08/01/2020)
Võ Văn Dũng.








Không có nhận xét nào

Quảng Cáo