Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

VÌ SAO LẠI "NGƯỢC ĐỜI": TRANH LUẬN TRƯỚC, SAU ĐÓ MỚI QUYẾT ĐỊNH MỞ PHIÊN TÒA HAY KHÔNG?

Trial (xét xử) tại Thượng viện Mỹ: VÌ SAO LẠI "NGƯỢC ĐỜI": TRANH LUẬN TRƯỚC, SAU ĐÓ MỚI QUYẾT ĐỊNH MỞ PHIÊN TÒA HAY KHÔNG? Ở các p...

Trial (xét xử) tại Thượng viện Mỹ:
VÌ SAO LẠI "NGƯỢC ĐỜI": TRANH LUẬN TRƯỚC, SAU ĐÓ MỚI QUYẾT ĐỊNH MỞ PHIÊN TÒA HAY KHÔNG?

Ở các phiên tòa thông thường, trước hết là có văn bản quyết định mở phiên tòa (với sự hiện diện của chánh án, bồi thẩm đoàn, công tố viên, luật sư bào chữa...) => Tranh luận giữa công tố viên (ở VN gọi là kiểm sát viên) với luật sư bào chữa cho bị cáo => Chánh án xem xét, hội ý với bồi thẩm đoàn => chánh án ra phán quyết (xử án). NHƯNG, tiến trình trial (xét xử) tại Thượng viện Mỹ theo tiến trình khác hẳn!
Bởi vì đây không phải là phiên tòa tư pháp, mà là PHIÊN TÒA VỀ QUYỀN LỰC CHÁNH TRỊ (xét xử Tổng thống để phế truất hoặc không, chẳng hạn nếu phế truất thì vị tổng thống đó rời chức, về làm người bình thường chớ không phải tội phạm hình sự để lãnh án tù tội gì hết trơn).

Phiên tòa thông thường thì diễn ra tại Tòa án; nhưng ở trial đối với Tổng thống thì phiên tòa diễn ra tại nghị trường của Thượng viện (Senate).
Và người ngồi ghế xét xử trong nghị trường Senate được gọi là Chánh thẩm (không gọi "Chánh án"). Chánh án Tối cao Pháp viện Mỹ hiện nay, ông John Roberts được mời làm Chánh thẩm - vì kinh nghiệm uyên thâm trong xét xử tòa án, và đặc biệt vì ông là người được trao thẩm quyền giải thích Hiến pháp Mỹ.
John Roberts đưa ra văn bản thẩm định chung cuộc (vai trò "chánh thẩm") đối với việc phế truất Tổng thống; nhưng văn bản thẩm định của ông không phải là bản án có hiệu lực (nếu đúng vai trò Chánh án) mà văn bản thẩm định phải được 2/3 thượng nghị sĩ (tức 67 senators) bỏ phiếu "Yes" thì mới có hiệu lực thi hành.

* TRIAL (xét xử) tại Senate không phải là mở phiên tòa ngay từ đầu, cần hiểu cặn kẽ đây là: tiến trình xem XÉT rồi mới quyết định XỬ (mở phiên tòa) hay không.
Gồm 4 giai đoạn: 1/ giai đoạn SOẠN THẢO Bộ Quy tắc điều hành việc trial (Senate Rules) => 2/ giai đoạn TRANH LUẬN (giữa công tố viên với đoàn luật sư bào chữa) => 3/ giai đoạn quyết định Mở phiên tòa hay không => 4/ giai đoạn XỬ ÁN, chất vấn, ra văn bản thẩm định, bỏ phiếu.

* Vì sao không mở phiên tòa (giai đoạn 3) rồi sau đó tiến hành tranh luận (giai đoạn 2), để tiến tới phán quyết (giai đoạn 4)?
Bởi vì, đối với việc rất hệ trọng là "xem xét" số mệnh chánh trị của nguyên thủ quốc gia, Senate cần phải nghe tranh luận giữa công tố viên (kết tội tổng thống) với luật sư của tổng thống.
Nếu nhận thấy công tố viên (bên Hạ viện) không đủ nền tảng buộc tội tổng thống mà chỉ là, nói thẳng, "đố kỵ quyền lực" (đảo chánh vi hiến), Senate sẽ bỏ phiếu bãi bỏ (dismiss) việc đàn hặc impeachment!

Tức, không cần thiết phải mở phiên tòa (giai đoạn 4) bởi vì việc mở tòa sẽ phải kéo dài, làm xáo trộn khủng khiếp hoạt động chánh trị quốc gia ở tầm cao nhứt.

Nguyễn Chương MT



Không có nhận xét nào

Quảng Cáo