Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

ẤN ĐỘ- THÁI BÌNH DƯƠNG

ẤN ĐỘ- THÁI BÌNH DƯƠNG Chiến lược Indo-Pacific của Mỹ mà tôi nói lâu nay đã đạt một cột mốc (miles-spot) mới với việc tổng thống Mỹ Donald T...

ẤN ĐỘ- THÁI BÌNH DƯƠNG

Chiến lược Indo-Pacific của Mỹ mà tôi nói lâu nay đã đạt một cột mốc (miles-spot) mới với việc tổng thống Mỹ Donald Trump thăm Ấn Độ và hội đàm với thủ tướng Ấn Độ Nadrandra Modi.

Ấn Độ không chỉ nằm trong chiến lược Indo-Pacific của Mỹ mà sẽ có vai trò trong cuộc diện toàn cầu. Ngày trước khi Trung Quốc yếu hơn Nga, Mỹ đã bắt  tay với Trung Quốc để kềm chế Nga. Lịch sử đang được lặp lại với quan hệ Mỹ-Ấn Độ.

Đó là nói chung về mặt địa-chính trị. Về mặt cơ học xã hội thì đó là quy luật bầy đàn của thiên nhiên. Muốn kềm chế đảng CSTQ nắm trong tay 1,4 tỷ dân thì cần có một dân số tương đương sát cạnh bên. Ấn Độ là lựa chọn duy nhất. Nếu các bạn hình dung Việt Nam là cửa ngõ vươn ra Biển Đông của Hải quân Trung Quốc thì Ấn Độ là đối trọng duy nhất về sức mạnh lục quân đánh bộ mà Trung Quốc e ngại. 

Một khi quân đội Ấn Độ được hiện đại hoá và hợp đồng tác chiến tốt với quân đội Mỹ thì đảng CSTQ sẽ trở nên khó thở vì sức ép tương đương mình.

Về mặt kinh tế thì Ấn Độ dù nghèo hơn Trung Quốc nhưng là một thị trường tiềm năng. Ngày trước để vực Trung Quốc lên làm đối trọng với Nga thì tiền và công nghệ Mỹ đổ vào nước này. Tương lai điều đó cũng sẽ lặp lại với Ấn Độ. Do đó chênh lệch giàu nghèo giữa hai nước Trung-Ấn sẽ nhanh chóng kéo giảm và thay thế lẫn nhau.

Mỹ gây thương chiến với Trung Quốc với mục đích làm nước này suy giảm sức mạnh kinh tế nhưng vấn đề là vì quá ảnh hưởng sâu xa lâu nay nên nhiều doanh nghiệp và chính phủ phương Tây khó tách ra, hoặc chưa muốn tách thì trận dịch Corona đã làm cuộc ly hôn trở nên cưỡng bức. 

Thế giới đã hiểu rằng dù muốn dù không thì trông cậy và phụ thuộc vào duy nhất một “công xưởng Trung Quốc” là quá mạo hiểm. Cái hang thứ hai cần đào là Ấn Độ. Bỏ hết trứng trong một giỏ luôn là bài học kinh điển trong mọi vấn đề.

Ấn Độ là một điểm đến đáng ấn tượng lúc này cho các nhà tư bản phương Tây trong bối cảnh “chiến tranh sinh thái” đang lan tràn đi khắp nơi. Chúng ta cần chú ý là đến nay Ấn Độ chỉ có 3 ca nhiễm, ca sau cùng là ngày 06/02/2020 và cũng không có ai tử vong. Đó là lý do Trump đến thăm nước này một cách tự tin. 

Dĩ nhiên Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ quan sát kỹ chuyến thăm. Có lẽ Trump và Modi đã xát muối vào lòng Tập khi toàn bộ phái đoàn tiếp kiến hai bên, dù đông đảo nhưng không ai đeo khẩu trang. Liên minh Mỹ-Ấn đã cho thấy sự tự tin của họ và thể hiện rằng “chúng tôi làm chủ được tình hình”. Tại buổi lễ có người nghe phía Mỹ nói đùa rằng “Mỹ đang kiểm soát cuộc chơi”.

Bằng động thái kéo tên lửa hạt nhân đi dựng khắp thế giới, Mỹ cho Trung Quốc thấy rằng Mỹ sẵn sàng cho chiến tranh hạt nhân. Bằng động thái không đeo khẩu trang tại Ấn Độ, Mỹ cho Trung Quốc thấy rằng Mỹ luôn không e sợ chiến tranh sinh thái.

Buổi đón tiếp Trump mà thủ tướng Modi chuẩn bị cho thấy ông rất hiểu Trump về mặt cá nhân. Cuộc đón rước POTUS (President of the United States: Tổng thống Hoa Kỳ) mang tên "Namaste Trump" ở thành phố Ahmedabad, thủ phủ bang Gujarat, nằm ở phía Tây Ấn đúng kiểu mà Trump thích, và cũng cái kiểu mà dân chúng Ấn Độ và thủ tướng Modi mong muốn được thể hiện. Đông đúc, hùng hậu và phô trương. 

Lễ đón tiếp của Tổng thống Trump tại Rashtrapati Bhavan đã kéo dài hơn 3 phút so với nghị trình (dự kiến 15 phút) cho thấy sự nhiệt tình và mong đợi của Ấn Độ dành cho bước chân của Mỹ đặt đến lúc này. Ấn Độ đang có khao khát vươn lên số 2 thế giới (thay cho Trung Quốc) như tôi đã nói trước đây.

Bối cảnh cuộc gặp Mỹ-Ấn diễn ra trong lúc cuộc chiến sinh thái Corona hoành hành đã làm các nước giật mình nhìn lại ngành y học và sức mạnh của an ninh y tế. Nói đến y khoa là nói đến con người và thiết bị. Lâu nay Mỹ đào tạo con người và Trung Quốc là nơi sản xuất thiết bị. Từ sau cuộc gặp Mỹ-Ấn hôm nay, e rằng điều đó sẽ sớm thay đổi.

Hẳn nhiên Mody sẽ muốn Ấn Độ thay cho Trung Quốc làm việc này. Nếu Ấn Độ đóng góp được cho nhân loại bằng việc cung cấp thiết bị y khoa, thuốc men hiện đại từ chuyển giao công nghệ của Mỹ thì đã góp một tay trong việc ngăn chặn âm mưu sinh học của Trung Quốc. Chúng ta thấy thì Mody và Trump sẽ thấy nhiều hơn.

Một khi liên minh Mỹ-Ấn đi vào thực chất toàn diện từ địa chính trị cho đến cái khẩu trang và liều thuốc vaccin cho thảm hoạ y tế toàn cầu hiện nay thì EU sẽ buộc phải hỗ trợ và gắn chặt vào Mỹ nhiều hơn. Và như thế thì bàn cờ Trung Đông sẽ càng giải quyết sớm hơn.

Tôi từng có dự định sẽ viết bài phân tích về thế bao vây quân sự của Mỹ và đồng minh với Iran nhưng e rằng giờ có khi không còn cần thiết nữa khi Iran đã bị dịch bệnh hoành hành bên trong. Binh pháp Tôn Tử không chỉ đang tròng vào Trung Quốc mà cũng đang áp dụng ở Iran.

Việt Nam cần chạy nhanh sang Ấn Độ đặt mua trước khẩu trang và vaccin phòng dịch nCoV.

H.M 

P/s: Ảnh do bà bán thịt trâu gần văn phòng chính phủ Ấn Độ cung cấp.















Không có nhận xét nào

Quảng Cáo