Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

Cách giải thích rất phổ biến của các học giả Việt Nam - tự biên tự diễn không cần dẫn nguồn

Cách giải thích rất phổ biến của các học giả Việt Nam - tự biên tự diễn không cần dẫn nguồn Đây, mời bạn đọc. Theo mình hiểu: ...

Cách giải thích rất phổ biến của các học giả Việt Nam - tự biên tự diễn không cần dẫn nguồn

Đây, mời bạn đọc.

Theo mình hiểu:

1. Từ "Cẩm Địa" 錦地 (tức vùng đất tươi đẹp - ý là các Tiền Hiền đã chọn đúng đất) theo mình hiểu (chưa tìm được nguồn), là chữ có trước trên bàn thờ Tiền Hiền, rồi sau đó, để gọi miếng thịt vai tặng cho con cháu Tiền Hiền, mới gọi là "Cẩm Địa" theo chữ thờ (Cẩm Địa khi đưa miếng thịt vai có nghĩa là chỉ cho miếng thịt ngon nhất, như là mảnh đất Cẩm Địa ngon lành nhất khi các vị Tiền Hiền chọn).

Vì theo phong tục người miền Nam mình, có ai mà gọi hay viết chữ thờ ông bà theo miếng thịt vai tặng cho con cháu họ đâu bạn ? 

Nhưng trong bài này >> https://baocantho.com.vn/nguyen-tu-vi-tien-hien-cua-nam-bo-a114077.html, lại có cả đoạn "Đặc biệt có những vị đã đóng góp nhiều công lao to lớn, quan trọng, được đời sau gọi là Tiền Hiền Cẩm Địa hay gọi tắt là Cẩm Địa. Cẩm Địa nguyên là miếng thịt vai của con heo cúng, loại thịt nạc quý nhất mà sau khi cúng tế ở đình sẽ dành riêng để kiếng cho các vị Tiền Hiền này. Các Tiền Hiền hay Hậu Hiền được thờ ở hương án đặt trong chánh điện của ngôi đình, cạnh bàn Tả Ban và Hữu Ban".

Như vậy hóa ra là người mình gọi Ông Bà theo miếng thịt vai tặng con cháu họ à ? 

2. Từ "Con Gỏi", dành để gọi những con heo quay do các tín chủ đem tới đình để cúng tế, rất có thể là không đúng.  Theo từ điển Dictionnaire annamite français" (1898), thì Con Gỏi là để chỉ cho những con heo vừa và nhỏ, nhưng nếu bạn đọc lại Đại Nam Quốc Âm Tự Vị, thì có chữ Gòi nghĩa là Phần thủ, phần hờ (kêu theo tiếng Cao Miên), và có ví dụ là Trình Gòi - đi thưa cho người coi gòi hay, đem giấy thông hành cho người coi gòi xem.

Như vậy, rất có thể con heo quay mà tín chủ đem cúng đình, đó gọi là Con Gòi (dấu huyền), vì đó là con vật cúng mà tín chủ muốn trình Thần để Thần biết là mình trả lễ (Trình Gòi), chứ không phải là Con Gỏi tức con heo con.  Vì Trình Gòi, cho nên mới có tập tục cắm con dao trên lưng con heo quay để mời Thần ăn

3.  Từ "Heo Cơm", theo 2 thầy tác giả này, là do con heo cúng đình được xẻ thịt đãi khách, đãi những người làm "công quả", và các diễn viên gánh hát bội.

Nhưng ở đây, rất có thể chữ "Cơm" chả có liên quan gì tới con heo bị xẻ thịt mời thiên hạ hay các diễn viên gánh hát bội gì cả, mà đơn thuần Cơm, là có ý nghĩa cúng tế, như tiếng Việt ta dùng "Cúng cơm" để chỉ cho việc cúng tế.  Heo cơm chắc có nghĩa là con heo dùng để cúng tế.

Và cũng có thể Cơm ở đây có nghĩa như "Kêu Cơm" (xem >> http://vietnamtudien.org/dnqatv/pic/bd1/b1s185.png), tức là con heo bố thí cho thiên hạ (sau khi tế lễ xong).  Nên không có vụ con heo này do để đãi khách, đãi người làm "công quả" hay các diễn viên gánh hát bội nào rói trọi, như 2 thầy giảng khơi khơi mà không dẫn nguồn như thế.

Vậy bạn đọc một trang này, bạn thấy rõ, là chả ai biết 2 thầy này đã dựa vào nguồn nào mà phán về các danh từ Cẩm Địa, Con Gỏi, và Heo Cơm.  Rồi đây các thạc sĩ, tiến sĩ trong tương lai mà viết về tế lễ đình miền Nam, lại dựa vào quyển sách nghiên cứu học thuật này, viết cứ như thế sẽ ra sao ? 

Những danh từ như thế này, mà giảng giải một cách vô tư lự như thế như 2 thầy đã làm, thật vô trách nhiệm.  Đúng sai là một chuyện nhưng viết mà không dẫn nguồn như thế, theo bạn có là một việc làm tệ hại trong một công trình nghiên cứu văn hóa không ? Rồi đây, những kiến thức không dẫn nguồn như thế này, chúng có phải là "để lâu cứt trâu hóa bùn" và được người Việt chấp nhận là sự thật không ? Chúng có trở thành như giai thoại công nữ Ngọc Vạn mà các học giả Việt Nam nào đó, vì không có gì bám víu để tự hào về sử miền Nam, nên họ khăng khăng là có công nữ nào đó tên Ngọc Vạn, do các thầy cô họ thời xưa đã viết như thế, mà không hề có dựa vào nguồn sử liệu đầu tay nào không ?

Lịch sử và văn hóa mà viết và giảng vô tư không dẫn nguồn như một đứa trẻ mới bước vào đời, vậy làm sao có thể gọi là nghiên cứu học thuật được vậy bạn ?

Làm về nghiên cứu văn hóa mà viết sách giảng về văn hóa vô tư lự đến thế, liệu Việt Nam trong tương lai lại có cho ra lò thêm bao nhiêu nhà văn hóa "miệt vườn" không ? 

Brian








Không có nhận xét nào

Quảng Cáo