Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

DỊCH BỆNH VIRUS VŨ HÁN: HIỂU BIẾT ĐỂ PHÒNG NGỪA, ĐỀ CAO CẢNH GIÁC, MÀ KHÔNG QUÁ HOẢNG LOẠN.

DỊCH BỆNH VIRUS VŨ HÁN: HIỂU BIẾT ĐỂ PHÒNG NGỪA, ĐỀ CAO CẢNH GIÁC, MÀ KHÔNG QUÁ HOẢNG LOẠN. Chúng ta đang trong cơn bão do dịch bệnh virus V...

DỊCH BỆNH VIRUS VŨ HÁN: HIỂU BIẾT ĐỂ PHÒNG NGỪA, ĐỀ CAO CẢNH GIÁC, MÀ KHÔNG QUÁ HOẢNG LOẠN.

Chúng ta đang trong cơn bão do dịch bệnh virus Vũ Hán. Nhiều người trong đó có tôi đã rất lo sợ trước sự bùng phát, lây nhiễm, và tỷ lệ tử vong của dịch bệnh. 

Thế nhưng có câu nói “Dịch bệnh thì rất nguy hiểm, nhưng sự lo sợ còn nguy hiểm hơn”. Chính ví thế, chúng ta cần tìm hiểu sâu hơn về virus, về coronavirus. Càng hiểu biết thì chúng ta sẽ càng để cao cảnh giác, và phòng ngừa. Và càng hiểu biết thì chúng ta sẽ giảm đi sự hoảng loạn.

Dưới đây là bài tổng hợp những thông tin  từ WHO, CDC về Coronavirus và 2019-ncoV (Wuhan coronavirus) của một chuyên gia dịch tể. Tôi tin rằng đây là những thông tin, kiến thức giá trị và uy tín.
Các bạn đọc để hiểu, và để nâng cao cảnh giác, phòng ngừa mà không hoảng loạn.

**VỀ VIRUS NÓI CHUNG.
- Virus là những “vật thể” rất nhỏ (vài chục tới trên dưới 100 nm), mang DNA hay RNA. 
- Virus chỉ tăng số lượng (“sinh sản”) bên trong tế bào sinh vật. Có nghĩa là, trong nước, trong đất, trong không khí, trong thực phẩm, chúng không thể tăng số lượng.
- Cách gây nhiễm của virus (chu kỳ tăng sinh/viral replication cycle): virus phải “chui vào” tế bào sinh vật (vật chủ, host), dùng nguyên vật liệu và năng lượng trong tế bào vật chủ để tạo ra những thể virus mới. Các thể virus này phá vỡ tế bào, đi ra ngoài, và kiếm tế bào khác để chui vào, tiếp tục chu kỳ nhân lên.

** VỀ CORONAVIRUS
Coronavirus là một nhóm gồm nhiều loại virus khác nhau. Nhóm này có những “thành viên” gây bệnh nổi tiếng như SARS (dịch bệnh hô hấp cấp tính, 2002-2003), MERS (dịch bệnh hô hấp Trung đông, 2015-2018). Tiếng latin “corona” có nghĩa “vương miện”, để chỉ các protein “cắm” xung quanh trên bề mặt thể virus. 2019-nCoV là tên tạm thời các nhà khoa học đặt cho “con” coronavirus đang gây bệnh đường hô hấp hiện nay. Hay, dễ nhớ hơn, nhiều người gọi “Wuhan coronavirus” – coronavirus Vũ Hán.

Coronavirus có vỏ bọc lipid (enveloped virus), giống như 1 áo bọc bằng chất béo. Do đó, giống các virus cúm (influenza virus), nhiệt độ không khí thấp mùa đông làm vỏ chất béo này đông đặc (như gel), bảo vệ virus, làm tăng khả năng tồn tại và phát tán trong không khí, tăng khả năng lây nhiễm cho người. Mặc khác, do trời lạnh, miễn dịch của đường hô hấp niêm mạc mũi, các đường dẫn khí, phổi) kém, dẫn đến việc dễ nhiễm các mầm bệnh đường hô hấp (những vi khuẩn, virus gây bệnh đường hô hấp khác, chứ không chỉ coronavirus).

Cách phát tán & nhiễm coronavirus (hay những mầm bệnh đường hô hấp khác) chủ yếu là: khi người bệnh ho, hắt hơi, nói, virus trong dịch mũi, nước bọt bắn ra không khí. Các nhà dịch tễ học khuyến cáo cho tất cả các virus gây cảm cúm, kể cả virus Vũ Hán là: khả năng lây nhiễm cao nhất là khi đứng gần người nhiễm trong khoảng cách khoảng 2 m, hay đối diện nói chuyện với nhau. Ngoài ra, khi người nhiễm virus ho, hắt hơi: (1) virus có thể đi vào không khí và bám lên trên bề mặt nào đó; (2) người nhiễm virus lấy tay che miệng mũi khi hắt hơi, từ đó bàn tay bị vấy nhiễm một lượng virus lớn, có thể gây vấy nhiễm virus khi bàn tay này chạm bề mặt bàn, tay nắm cửa, ….

* NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ VIRUS
Các thuốc kháng sinh (antibiotic) chỉ có tác dụng đối với vi khuẩn, chứ không thể “giết” hay ức chế virus tăng sinh.
Các thuốc chống virus (antiviral) hiện nay nhằm cản trở sự tạo thể virus trong tế bào. Quá trình điều trị nhiễm virus thường kết hợp với điều trị “triệu chứng” và tăng đáp ứng miễn dịch của cơ thể. 
Khi nhiễm bệnh, có dấu hiệu nhiễm bệnh, chúng ta phải tới ngay bệnh viện chứ không thể tự điều trị.

* PHÒNG CHỐNG LÂY NHIỄM CORONAVIRUS: 
- Các đối tượng dễ bị nhiễm mầm bệnh và tiến triển bệnh nghiêm trọng là trẻ nhỏ, người lớn tuổi, người có mang bệnh mạn tính (tiểu đường, tim mạch, viêm (cơ quan nào đó) mạn tính, …). Trong dịch tễ, tiếng Anh gọi là nhóm YOPI (young, old, pregnant, immunodeficient).
- Mọi người nên tránh đưa tay (chưa rửa sạch) lên mắt, mũi, miệng.
- Nên đeo khẩu trang (che kín mũi, miệng) khi ở chỗ đông người hay những nơi mật độ người cao và không thông thoáng (thang máy, xe bus, siêu thị, …), kể cả khi nói chuyện trong đám đông, công sở. Chỉ cần đúng khẩu trang y tế, 3-4 lớp, mặt ngoài không thấm nước. Virus có thể nhiễm qua mắt.
- Khi bị bệnh, hay cảm thấy “không khoẻ”, nên ở nhà hay tránh ở trong đám đông (không chỉ để tránh phát tán mầm bệnh ra cộng đồng; cơ thể đang “không khoẻ” do bất kỳ lý do gì, rất dễ bị nhiễm các mầm bệnh truyền nhiễm).
- Dùng giấy tissue che miệng và mũi khi ho và hắt hơi, sau đó bỏ giấy vào thùng rác, và rửa tay kỹ lưỡng (để tránh phát tán và lây lan mầm bệnh).
- Các nơi công cộng, nhà hàng, văn phòng, nhà ăn, … nên thường xuyên lau sạch và sát trùng các bề mặt bàn, tay nắm cửa, …).
- Trong giai đoạn dịch bệnh, khi mình hay người thân có những triệu chứng như sốt, ho, khó thở, nên sớm đến gặp bác sỹ để được khám và tư vấn; nên nói rõ những nơi đã đến trong những ngày trước đó.
- Hỗ trợ hệ miễn dịch của mình: không sợ hãi (sợ hãi, lo âu, trầm cảm làm giảm đáp ứng miễn dịch của cơ thể); ăn uống vệ sinh, dùng nhiều trái cây & rau cải, đặc biệt các thứ có nhiểu Vit C,  thể dục, … Thực ra, đây là những việc/sinh hoạt mà chúng ta nên thực hiện & duy trì hàng ngày trong cuốc sống. 

KHI HỆ MIỄN DỊCH CỦA CHÚNG TA MẠNH THÌ CHÚNG TA CÓ THỂ GIẢM ĐƯỢC NGUY CƠ NHIỄM VÀ TỬ VONG, KHÔNG CHỈ DO VIRUS VŨ HÁN GÂY RA MÀ CÒN TỪ CÁC MẦM BỆNH TRUYỀN NHIỄM KHÁC

Thân ái
#LMC

Nhờ các bạn lan tỏa thông tin này để chúng ta có thêm hiểu biết để phòng ngừa, đề cao cảnh giác, mà không quá hoảng loạn. Cám ơn các bạn.



Không có nhận xét nào

Quảng Cáo