Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

QUỐC GIA TẨY NÃO - DẤU HIỆU CỦA DÂN TỘC BỊ NHỒI SỌ

[ QUỐC GIA TẨY NÃO - DẤU HIỆU CỦA DÂN TỘC BỊ NHỒI SỌ ] Đất nước tôi đang sống thật lạ và khó hiểu. Nhiều lúc bản thân luôn trách tạo hoá vì ...

[QUỐC GIA TẨY NÃO - DẤU HIỆU CỦA DÂN TỘC BỊ NHỒI SỌ] Đất nước tôi đang sống thật lạ và khó hiểu. Nhiều lúc bản thân luôn trách tạo hoá vì đã cho tôi làm công dân ở xứ sở này để bây giờ phải gánh chịu vô số khổ cực. Nếu được đi sang các quốc gia khác thì bạn sẽ thấy dân tộc mình rất quái lạ, khác hẳn với những con người bình thường.



Nếu phải dùng thuật ngữ để miêu tả thì tôi sẽ dùng “Tẩy Não” để ghép đôi với tên của vùng đất này. Còn những cá nhân sinh sống trong đó thì như bị nhồi sọ từ người trẻ đến già. Không phải ai cũng vậy nhưng phần lớn đã trở nên biến dạng.

Nếu tìm hiểu về lịch sử của Đức Quốc Xã rồi so sánh thì sẽ thấy nó y hệt như tổ quốc chúng ta hiện tại. Từ cơ chế, cách tổ chức, phương pháp vận hạnh, tư duy con người và có thể sau này sẽ là kết quả rồi trở thành bài học lịch sử.

Vậy đất nước hiện tại có những điểm tương đồng nào với quốc gia độc tài trên hay bất cứ đất nước tẩy não nào khác. Rất nhiều, nhưng tôi có thể tóm gọn như sau.

SÙNG BÀI LÃNH TỤ - Thời Đức Quốc Xã, mọi gia đình đều phải có hình của lãnh tụ. Không chỉ vậy, ai cũng phải chào nhau với khẩu hiệu “Heil Hitler.” Vì ông ta không chỉ là lãnh đạo mà còn được coi là “Cha gia dân tộc.” Các công dân đều phải đọc cuốn hồi ký Mein Kampf và coi nó là tác phẩm văn học tiêu biểu nhất.

Đất nước hiện tại thì không cực đoan đến mức đó. Nhưng các học sinh thì phải học thuộc “5 điều Bác dạy” và coi người sáng lập là tấm gương để làm theo. Bạn đừng bao giờ nói gì xấu hay hoài nghi về cuộc đời của ông ta, vì kết quả là mọi người sẽ chửi bới bạn như thể mới xúc phạm chính cha mẹ của họ, thậm chí còn hơn thế nữa.

YÊU NƯỚC CỰC ĐOAN - Ai cũng có yêu nước dù ít hay nhiều. Thời nào cũng có lòng ái quốc. Nhưng hiện tại thì điều đó đã bị lạm dụng một cách quá đáng. Người ta gắn ghép tất cả hành vi thi đua và thành tích với nó. Từ giải đánh cờ cho đến bóng đá. Nếu bạn nói bạn không ủng hộ đội bóng nước nhà thì có nghĩa bạn không yêu nước.

Trong tư duy người dân hiện tại, yêu nước là phải hô hào “Việt Nam vô địch” và vẫy cờ ăn mừng chiến thắng và phải ăn mừng ngày Giải Phóng. Từ bao giờ những điều đó trở thành điều kiện để làm một công dân có ích? 

BAO CHE CHO CHÍNH PHỦ - Sống trong một cơ chế tẩy não thì người dân tuyệt đối hoặc ít khi nào hoài nghi về chính phủ cũng như những quyết định của những con người điều hành nó. Vì “Yêu nước là yêu Đảng.” 

Nếu bạn phản đối một chính sách của chính quyền, thì bạn là một người phản quốc. Nếu bạn có hành vi chống đối, thì bạn là phản động. Còn nếu bạn muốn góp ý cải tiến, thì bạn sẽ bị bạn bè nói móc là kẻ rảnh hơi. 

Họ sẽ tìm đủ mọi cách để bao che cho chính quyền dù đúng hay sai, lợi hay hại. Vì trong mắt họ, chính phủ không bao giờ sai.

MẤT KHẢ NĂNG SUY LUẬN - Con người sống ở các nước tư bản có cách suy nghĩ rất khác. Họ luôn suy ngẫm về tất cả mọi thứ xung quanh. Các diễn đàn tranh luận luôn đông và nhu cầu văn học không bao giờ thấp. Vì những người dân nơi đó luôn tò mò và muốn tìm hiểu. Đó là khả năng suy luận.

Khác ngược thay, con người ở đất nước độc tài thì không hề có kỹ năng này. Họ giống như những con robot được lập trình. Chỉ biết nghe chứ không phải suy nghĩ. Ngay cả những người có học cũng ít khi nào chịu suy ngẫm sâu xa. Vì đối với họ, điều đó không cần thiết. 

Nền giáo dục nhồi sọ này đã quá thành công khi đã tiêu diệt dũng khí tư duy của học sinh sinh viên. Để rồi khi họ trưởng thành và ra đời làm việc, họ chẳng khác nào những cái máy.

THỜ Ơ VỚI CHÍNH TRỊ - Góp phần trong chính trị là điều cơ bản ở một đất nước tự do. Cứ mỗi tầm vài năm thì sẽ có các cuộc tranh cử ở cấp địa phương hoặc toàn quốc để bầu chọn ra người đại diện mình. Không phải lúc nào những người muốn cầm quyền cũng đúng, họ hay làm sai. Nhưng sự khác biệt là những lỗi lầm đó luôn bị giới hạn và không ai có thể nắm toàn quyền mãi. Tham gia vào chính trị là hành vi góp sức cho cộng đồng để nơi mình sống trở nên tốt đẹp hơn.

Nhưng ở đất nước tẩy não kia, con người nơi đó không quan tâm. Họ chỉ biết ăn, đi làm và ngủ. Họ thà bỏ thời gian đi trà sữa hay nhậu với bạn hơn là theo dõi những thông tin thời sự về tình hình đất nước. Họ thích tranh luận về những ca sĩ với những vụ tai tiếng hơn là để ý đến những vụ tham nhũng nghỉn tỷ. Vì họ bất cần. Sống đủ lâu thì con người trở nên thờ ơ.

ĐẠO ĐỨC XUỐNG CẤP - Ở nơi khác bạn có thể để xe ở ngoài mà không sợ ai lấy, ra ngoài đường bị tai nạn thì sẽ được người xung quanh cứu hay giải quyết vấn đề bằng lời lẽ là những thứ hiển nhiên. Nhưng ở đất nước suy đồi này thì nét văn minh đó là điều quý hiếm.

Con người tẩy não không tin tưởng nhau mà coi nhau là đối thủ. Nếu không may va chạm xe cộ khi tham gia giao thông thì thế nào cũng nói qua lại bằng những câu khó nghe. Nếu có xung đột thì họ giải quyết bằng nắm đấm. 

Chửi thành nét văn hoá mỗi ngày đến mức họ coi là điều bình thường. “Mặc kệ nó” là câu cửa miệng mỗi khi ai khác có chuyện gì. Đạo đức ở quốc gia này như đã biến mất và trở thành thứ xa xỉ. Mạnh ai nấy sống và thân ai nấy lo.

LỜI KẾT - Tôi viết những lời trên với sự tiếc nuối đau lòng. Con người hiện tại quá tồi tệ như tất cả những thứ khác ở nơi đây. Sống trong dối trá quá lâu, con người thành lưu manh. Sống trong độc tài từ nhỏ, công dân hoá ngu si. Lớn lên trong môi trường ô nhiễm về mọi mặt, thánh thiện thành chất độc.

Niềm tin của tôi vào đất nước và người dân nơi này ngày càng ít. Đến một lúc nào đó nó sẽ biến mất vì chẳng còn lý do hay niềm tin nữa. Đó là một quốc tẩy não. [19.2.2020]

Ku Búa @ Cafe Ku Búa

1 nhận xét

Quảng Cáo