Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

TỪ CHỐI BẮT TAY, XÉ VĂN BẢN KHÔNG CÓ GÌ PHẢI ẦM Ỉ TRONG MỘT NỀN CHÍNH TRỊ DÂN CHỦ.

TỪ CHỐI BẮT TAY, XÉ VĂN BẢN KHÔNG CÓ GÌ PHẢI ẦM Ỉ TRONG MỘT NỀN CHÍNH TRỊ DÂN CHỦ. Khi Tổng thống Trump bước lên bục phát biểu để chuẩ...

TỪ CHỐI BẮT TAY, XÉ VĂN BẢN KHÔNG CÓ GÌ PHẢI ẦM Ỉ TRONG MỘT NỀN CHÍNH TRỊ DÂN CHỦ.

Khi Tổng thống Trump bước lên bục phát biểu để chuẩn bị đọc bản Thông điệp liên bang lần thứ ba, Chủ tịch Hạ viện Pelosi chìa tay ra trước. Ông Trump nhanh chóng rẽ hướng, quay lưng lại bàn tay của bà Pelosi  .

Khi ông Trump kết thúc bài phát biểu, hầu hết nghị sĩ đứng dậy vỗ tay. Bà Pelosi cũng đứng dậy nhưng lại cầm lấy bản sao thông điệp, lần lượt xé đôi toàn bộ và gom lại ném xuống bàn như thể mớ giấy tờ vô giá trị.

Hai hành động này được nhìn theo hai hướng. Những người ủng hộ cánh tả kịch liệt chỉ trích ông Trump mất lịch sự. Những người ủng hộ cánh hữu nhiệt thành thóa mạ bà Pelosi. Trong khi đó những người trong cuộc phía Nhà Trắng tweets trên mạng xã hội tuyên bố :

“Những gì mà bà Pelosi vừa mới xé bao gồm: những sĩ quan không quân Tuskegee cuối cùng còn sống (tức người da đen tham gia Thế chiến II - PV), một bé sinh non 21 tuần được cứu sống, nỗi đau của gia đình Rocky Jones và Kayla Mueller. Một gia đình lính Mỹ được đoàn tụ. Đó chính là di sản của bà”.

Bà Pelosi viết trên Twitter sau đó.

“Người Mỹ mong đợi và xứng đáng một vị tổng thống liêm chính và tôn trọng những khao khát mà họ dành cho con cái mình”,  nhấn mạnh bất đồng với tổng thống về chính sách y tế - chủ đề tranh cử trọng tâm của đảng Dân chủ năm nay.

Bà nhắc đến 130 triệu người Mỹ lo sợ về bảo hiểm của mình do đã có sẵn các chứng bệnh, hay những gia đình đang gồng mình chi trả tiền thuốc. Nhưng ông Trump lại phát biểu sai lệch về toan tính của mình đối với các đối tượng trên.

Và cho rằng xé văn bản là một cách bày tỏ lịch sự nhất so với các cách khác.

Có thể nói một cách công bằng rằng đây là những hành động mất kiểm soát của cả hai bên. Nhưng thử đặt một câu hỏi ngược lại là " Nếu hai bên có kiểm soát,lịch sự và đoàn kết thì sao".

Đảng , chính phủ,quốc hội của các nước độc tài trên thế giới nói chung và đảng CSTQ hay đảng CSVN không đoàn kết với nhau sao, không lịch sự sao, chẳng bao giờ xé văn bản hay choảng nhau sao ?

Nhưng nhân dân được gì ?

Chỉ là được xem kịch trong những vỡ diễn mà đạo diễn là BCT, hay là một thế lực nào đó đứng trên hiến pháp. Các chính sách, đường lối đã  quyết cả rồi. Không ai được phép tranh cãi bất đồng quan điểm.

Trong khi đó ở các nước dân chủ, việc các nghị sĩ đánh nhau trong quá trình tranh cãi làm luật ở Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông... là chuyện bình thường. 

Dưới đây là các hình ảnh chứng minh :
- Nhiều nhà lập pháp Somali xung đột sau khi đa số nghị sĩ bỏ phiếu để phế truất chủ tịch quốc hội trong phiên họp ngày 21/12/2011.

- Đụng độ bùng phát khi các nhà lập pháp Thổ Nhĩ Kỳ tranh luận về một dự luật cho phép chính phủ kiểm soát chặt chẽ hơn đối với việc bổ nhiệm công tố viên và thẩm phán. Máu chảy từ mũi một nghị sĩ  đối lập.

- Các nghị sĩ đối lập nổi giận và xông về phía Lee Yoon-sung, Phó chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc, khi ông phê chuẩn một dự luật gây tranh cãi hôm 22/7/2009.
- Fernando Rodriguez, một nghị sĩ đối lập tại Bolivia, xô xát với một nghị sĩ thuộc đảng cầm quyền trong một phiên họp hôm 9/4.
- Kuo Wen-chen, một nhà lập pháp thuộc đảng Dân Tiến trên đảo Đài Loan, ngã khi xô xát với các đồng nghiệp thuộc đảng Quốc dân trong phiên họp hôm 8/7/2010.

Điều đó chứng tỏ những gì xảy ra ở các nước dân chủ không phải là kịch để đem diễn trước công chúng. Đó là hai mặt của đối lập. Đại diện của cả hai đảng đều xem chính trường như chiến trường có khi đổ máu theo cả nghĩa đen.

Thật tai hại cho dân khi cả hai đảng cùng đứng về một phe. Không cần tranh luận, không cần bất đồng và như thế hai đảng sẽ biến thành một đảng và một hình thức độc tài mới lên ngôi dù có đa đảng.

Lúc này tam quyền phân lập, tư pháp độc lập không còn tác dụng và người dân buộc phải sử dụng đến tu chính án số 2 : quyền sử dụng súng.

Trong trường hợp này cả hai đều sử dụng đến quyền tự do ngôn luận và đặc quyền miễn trừ của nghị sĩ.

Nhìn vào cả hai phía người dân đều tấn công phía bên kia theo quan điểm của mình. Nhưng suy cho cùng cả hai đều đang bảo vệ cho quyền lợi của cử tri mà mình đại diện. Hai con dê qua cầu,sẽ có một con bị thiệt hại.

Trump và Pelosi đều là lãnh đạo của hai phe lớn nhất trên chính trường Mỹ. Việc họ bất đồng với nhau chứng tỏ quyền lực đang được kiểm soát. Họ về hùa với nhau, đó mới là mối nguy cho nước Mỹ.

Và tất nhiên họ đều là con người chứ không phải thánh thần nên cũng có lúc mất kiểm soát. Tuy nhiên họ cũng chưa đến nỗi phải đánh nhau như nghị sĩ của một số nước dân chủ khác.

Dương Hoài Linh















Không có nhận xét nào

Quảng Cáo