Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

Về một đoạn dịch với tiêu đề bị chỉnh sửa lẫn dịch sai trong dịch phẩm Xứ Đàng Trong của cô dịch giả Thanh Thư

Về một đoạn dịch với tiêu đề bị chỉnh sửa lẫn dịch sai trong dịch phẩm Xứ Đàng Trong của cô dịch giả Thanh Thư Đó là đoạn mở đầu quan ...

Về một đoạn dịch với tiêu đề bị chỉnh sửa lẫn dịch sai trong dịch phẩm Xứ Đàng Trong của cô dịch giả Thanh Thư

Đó là đoạn mở đầu quan trọng của Chương VII được viết như sau

****
Phần Pháp ngữ:  

CHAPITRE VII - De la puissance du roi de Cochinchine et des guerres qu’il a dans son royaume.

J’ai dit, au commencement de cette narration, que la Cochin-chine était une province du grand royaume du Tonkin, usurpée par le grand-père du Seigneur aujourd’hui régnant, lequel, l’ayant eue à titre de gouverneur, se révolta contre le roi du Ton-kin ….

Google Dịch lại Anh ngữ là:

CHAPTER VII - The power of the king of Cochinchina and the wars he has in his kingdom.

I said, at the beginning of this narration, that Cochin-china was a province of the great kingdom of Tonkin, usurped by the grandfather of the Lord now reigning (61), who, having had it as governor, rebelled against the king of Ton-kin

****
Phần Anh ngữ từ bản cô Olga:  

CHAPTER VII - Of the power of the King of Cochin-China, and of the wars he has in his kingdom

I took notice at the beginning of this account, that Cochin-China was a province of the great kingdom of Tonchin, usurp'd by the grandfather of the king now reigning; who being made governor of it, rebelled against the said king of Tonchin …

****
Câu dịch của cô Thanh Thư (từ bản Pháp ngữ):

Chương VII - Về quyền lực của Chúa Đàng Trong và các cuộc chiến tranh mở mang bờ cõi

Ngay từ đầu câu chuyện, tôi đã nói rằng Đàng Trong là một dinh trấn của vương quốc rộng lớn Đàng Ngoài - do chúa Tiên - ông nội của chúa trị vì hiện nay soán đoạt.  Khi đang là trấn thủ vùng này, chúa Tiên đã nổi dậy chống lại chúa Đàng Ngoài ….

****
Câu dịch của Brian (dựa vào bản Anh ngữ cô Olga):

Chương VII - Về quyền lực của Vua Cochinchina và các cuộc chiến tranh diễn ra trong vương quốc của ông

Tôi đã nhắc đến ngay từ đầu trong bản tường thuật này, rằng là Cochinchina vốn là một (khu) lãnh thổ của đại quốc Tonkin, [Brian chú: và đại quốc Tonkin này vốn] được soán đoạt (lại bởi) người ông của vị vua đang trị vì (Cochinchina);  [Brian chú: và người cháu này hiện là vua trị vì Cochinchina] lúc đó được bang chức trấn thủ Cochinchina, đã nổi dậy chống lại vị vua Tonkin đã được nhắc đến …

****

Như vậy ở đây bạn thấy rõ:

1 Với tiêu đề Chương VII này, chúng ta thấy rõ là cả 2 bản Anh ngữ và Pháp ngữ chưa bao giờ viết là “ Về quyền lực của Chúa Đàng Trong và các cuộc chiến tranh mở mang bờ cõi” cả.  Mà đáng ra, câu dịch chuẩn xác là “Về quyền lực của Vua Cochinchina và các cuộc chiến tranh diễn ra trong vương quốc của ông”.  Và nếu bạn đọc kỹ thêm nữa, thì hoá ra là Vua Cochinchina (tức chúa Nguyễn) phải đặt dinh trấn của ông tại Thuận Hoá để đối phó với sự đe doạ của quân chúa Trịnh.  Như thế thì lấy đâu ra việc có “các cuộc chiến tranh mở mang bờ cõi” như cô dịch giả Thanh Thư đã dịch như thế ? Vậy tại sao cô Thanh Thư lại dịch câu tiêu đề chỉ cho việc chúa Nguyễn phải dồn hết sức mà bảo vệ vương quốc của ông mà thành ra là “mở mang bờ cõi” thì chúng ta đành phải đợi ai đó cho biết vậy.

2. Nếu bạn đọc kỹ cả 2 bản Anh ngữ và Pháp ngữ, thì câu văn “who being made governor of it” là chỉ cho vị vua Cochinchina hiện thời, tức là chúa Sãi.  Nghĩa là theo câu văn trên của ông Borri, ông nội của chúa Sãi (tức ngài Nguyễn Kim) đã giành lại đại quốc Tonkin, rồi sau này chúa Sãi được phong chức trấn thủ Cochinchina, và thế là chúa Sãi nổi loạn chống lại vua Tonkin.  Vậy làm gì có việc trong câu trên, ông Borri có viết Chúa Tiên nào đó soán đoạt Đàng Trong khi đang làm trấn thủ Đàng Trong đâu bạn ? Ngay cả sử Việt cũng không hề chép là Chúa Tiên soán đoạt Đàng Trong khi ngài đang làm trấn thủ Thuận Hoá cơ mà.

Vậy chẳng những cô Thanh Thư đã hiểu sai câu văn nguyên tác, mà do quyết định của cô là khi dịch, cô thêm luôn cụm từ “Chúa Tiên” cho ra câu dịch “do chúa Tiên - ông nội của chúa trị vì hiện nay soán đoạt”, làm cho độc giả nghĩ ông Borri viết sai.  Ông Borri không hề viết “do chúa Tiên” mà đó là cô Thanh Thư đã tự thêm vào.

Và nếu chúng ta đọc đoạn văn trên của ông Borri trong phần Pháp ngữ và Anh ngữ, thì ông Borri viết rất đúng dù mập mờ.  Chính vì cô Thanh Thư thêm vào câu “do Chúa Tiên” khi dịch lại, mà làm cho câu văn bị sai hết.

Đó là lý do tại sao mà một dịch gỉả, dù có nghĩ bản thân họ đúng, thì vị dịch giả ấy cũng chỉ viết xuống những gì họ có ý kiến trong phần cước chú footnotes, chứ không phải là đem luôn cả sự suy diễn (đúng / sai) của họ mà đổi cả các danh từ cần dịch, và làm cho độc giả đọc mà không tra kỹ lại bản nguyên tác, lại tưởng là trong nguyên tác, chính ông Borri đã có viết chính xác danh từ “chúa Tiên”, rồi ông Borri đã viết nhầm Chúa Tiên thành ra là ông nội Chúa Sãi.  Sự việc như thế, là hoàn toàn không có.

3. Và cuối cùng, bạn để ý là trong đoạn văn trên, chúng ta có cả danh từ “province” trong cả 2 bản Pháp ngữ và Anh ngữ.  Nhưng trong Chương I, cô Thanh Thư có phê bình là ông Borri không biết phân biệt tỉnh xứ phủ là gì, nên ông viết chung tất cả là Province, và cô đã đem sử Việt ra để chứng minh là cần phải dịch là Phủ và cô dịch luôn “the governor of Pulucambi” thành ra là “quan Tuần phủ Quy Nhơn”.  

Nhưng trong đoạn văn này, bạn thấy rõ là khi có chữ province thì cô lại dịch là “dinh trấn”.  Không hiểu là cô Thanh Thư đã lấy định nghĩa province là dinh trấn thuộc Đàng Ngoài là từ nguồn sử liệu nào ? Làm gì có xứ Đàng Trong nào là một dinh trấn của Đàng Ngoài như cô Thanh Thư dịch bạn nhỉ ? Chả phải Thuận Hoá thời Lê lúc ngài Nguyễn Hoàng vào trấn thủ là thừa tuyên Thuận Hoá sao ? 

Nhưng đáng nói hơn là thật ra nếu bạn để ý, thì như mình có giải thích kỳ trước, là rất có thể chữ province mà trong nguyên tác chữ Ý ông Borri viết, có nghĩa là Lãnh Thổ tức “province - (sử học) (La-mã) lãnh thổ (người nước Ý) dưới quyền cai trị của một thống đốc La-mã”.  Vậy xuyên suốt trong tác phẩm Xứ Đàng Trong này của ông Borri, không thể nào có vụ đoạn này thì province là phủ, đoạn khác province lại là dinh trấn như cô Thanh Thư đã suy đoán cả đâu đúng không ? 

Nhưng sự đáng nói ở đây, là những ý kiến cá nhân của cô Thanh Thư khi cô dịch tác phẩm này, chúng lại không nằm giới hạn trong phần cước chú như thường lệ, mà cô lại đem luôn cả ý kiến cá nhân này của cô vào việc dịch hoán chuyển cả các danh từ trong nguyên tác.   Và vì vậy mà, khi những ý kiến cá nhân của cô đã bị sai rồi, thì những cái sai đó chúng không nằm trong phần cước chú, mà chúng sai nhan nhản ở đủ mọi câu dịch, ví dụ trong các câu dịch cô tự đổi thành Chúa Tiên nè, hay quan Tuần phủ Quy Nhơn nè, v.v.  Vì vậy mà làm câu văn dịch sai quá trời đất luôn.

Đó là lý do tại sao mà dịch giả cần giới hạn ý kiến cá nhân của họ trong phần cước chú, chứ không thể nào lại nghĩ là họ suy nghĩ như thế, nên họ dịch thoát luôn các danh từ như ý bản thân họ nghĩ, thay vì họ dịch đúng và chuẩn xác các danh từ như đã được viết trong nguyên tác.

Vậy đoạn mở đầu Chương 7 này, cô Thanh Thư khi dịch, cô đã chỉnh sửa nội dung tiêu đề và dịch sai cả đoạn văn quan trọng trên.  Không có việc chúa Nguyễn nào đó mở mang bờ cõi.  Không có việc có Chúa Tiên nào đó là ông nội của Chúa Sãi.  Bạn rất nên lưu ý tránh dùng đoạn văn dịch này trong công tác nghiên cứu sử học Việt Nam.

Mời bạn tham khảo !!!

Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để minh cùng học hỏi.

Thanks

Brian






Không có nhận xét nào

Quảng Cáo