Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

Về những gì viết trong Minh sử và những gì cụ Ngô Sĩ Liên thuật lại là đã được viết trong Minh sử

Về những gì viết trong Minh sử và những gì cụ Ngô Sĩ Liên thuật lại là đã được viết trong Minh sử Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư "Xét Min...

Về những gì viết trong Minh sử và những gì cụ Ngô Sĩ Liên thuật lại là đã được viết trong Minh sử

Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư "Xét Minh sử, đoạn trước chép: Hoàng Phúc từ Giao Châu trở về, trước đó, Mã Kỳ [47b] đã nhiều lần tâu xin cho Phúc trở lại chức cũ, vì người Giao Chỉ rất nhớ Phúc. Vua Minh theo lời tâu, sau Phúc cùng đi với với Liễu Thăng. Đến khi quân Minh bị thua. Phúc bị quân ta bắt được, xuống ngựa van lạy, quân ta không nỡ giết.".

Tức là theo cụ Ngô Sĩ Liên (hay ai đó chép thêm phần chú này), thì bộ Minh sử chép là ngài Hoàng Phúc xuống ngựa van lạy tha mạng cơ đấy.

Nhưng hóa ra trong dịch phẩm Minh Thực Lục Tập 2 của 2 thầy Hồ Bạch Thảo và Phạm Hoàng Quân, thì sử kiện trên trong Minh Thực Lục viết hoàn toàn khác.  Hóa ra là vì ngài Hoàng Phúc khi bị quân Việt bắt, muốn tự tử, nhưng chính quân Việt đã ngăn cản và họ đã quỳ trước mặt ngài Hoàng Phúc mà nói: "Thưa ngài là cha mẹ của dân Giao; dân Giao nghểnh cổ để trông ngóng cha mẹ sao ngài lại tự sát".

Rồi có cả ngài Lê Lợi khen ngài Hoàng Phúc và tha tội cho ngài Hoàng Phúc nữa.

Nên nào có vụ Minh Thực Lục viết rằng ngài Hoàng Phúc quỳ lạy xin quân Việt tha mạng đâu bạn nhỉ ?

Vậy không hiểu cụ Ngô Sĩ Liên hay ai đó khi chú thích thêm trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, khi trích dẫn Minh sử về đoạn ngài Hoàng Phúc quỳ lạy xin tha chết, thì có phải là cụ Ngô Sĩ Liên hay ai đó đã đọc phiên bản Minh Thực Lục nào đó khác với phiên bản Minh Thực Lục mà 2 thầy Hồ Bạch Thảo và Phạm Hoàng Quân dựa vào mà dịch chăng ?

Có khi Minh Thực Lục có vài phiên bản khác nhau chăng ? 

Mời bạn

Brian







Không có nhận xét nào

Quảng Cáo