Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

CÁI CHẾT CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - SAI LẦM CHIẾN LƯỢC TỪ "HIỆP ĐỊNH MEKONG 1995"

CÁI CHẾT CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - SAI LẦM CHIẾN LƯỢC TỪ "HIỆP ĐỊNH MEKONG 1995" 1/ Đặc điểm tự nhiên Sông Mekong bắt ...

CÁI CHẾT CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - SAI LẦM CHIẾN LƯỢC TỪ "HIỆP ĐỊNH MEKONG 1995"

1/ Đặc điểm tự nhiên
Sông Mekong bắt nguồn từ tỉnh Thanh Hải của Trung Quốc, chảy qua Tây Tạng và Vân Nam trước khi đi vào Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và đổ ra biển tại Việt Nam.

 Theo tính toán của các nhà khoa học, tổng lượng dòng chảy các sông suối vào lãnh thổ Việt Nam khoảng 830-850 tỉ m3/năm, trong đó sông Mekong đóng góp là 475 tỉ m3, tương đương với 53-57% tổng lượng dòng chảy toàn lãnh thổ.

Con sông này có vị trí quan trọng không chỉ đối với ĐBSCL mà đối với phát triển nhiều vùng khác như Tây Nguyên và những vùng lãnh thổ Việt Nam nằm trong lưu vực.

2/ Thực trạng hiện nay:
Tuy nhiên thời gian trở lại đây, nguồn nước suy giảm trên sông Mekong, tình trạng xâm nhập mặn tăng nhanh và nguy cơ nước biển dâng ảnh hưởng đến kế sinh nhai của bà con vùng ĐBSCL.

Nguyên nhân chủ yếu do Trung Quốc, Lào và Campuchia đã quy hoạch hơn 20 đập thủy điện, trong đó Trung Quốc đã xây được 8 đập ở thượng nguồn. Lào và Campuchia có kế hoạch xây 11 đập ở hạ nguồn. Gần đây nhất, Lào tuyên bố xây dựng đập Pak Beng - đập thủy điện lớn thứ ba, sau hai đập Xayaburi và Don Sahong, bất chấp sự phản đối từ phía các nước thuộc tiểu vùng sông Mekong. 

Ngay thời điểm này, đồng bằng sông Cửu Long đang chứng kiến tình hình khốc liệt. Tháng 2-2020, lượng nước Mekong đổ về ĐBSCL thấp hơn trung bình nhiều năm và cùng kỳ năm 2016. Hiện tượng ngập mặn đã xâm nhập vào các kênh rạch nội  nghiêm trọng” : 3.600 hécta lúa ở huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng có nguy cơ mất trắng. 26.000 hộ dân tỉnh này cũng đang thiếu nước sạch sử dụng. Trà Vinh có hơn 10.000 héc-ta lúa đông xuân thiếu nước tưới, khả năng mất trắng 50%. Bến Tre đang “mặn chát tứ bề”. Thậm chí dân ở đây phải đi mua từng can nước để sinh hoạt.

3/ Sai lầm từ "Hiệp định Mekong 1995" 
Năm 1957, 4 quốc gia hạ lưu sông Mekong gồm Thailand, Laos, Cambodia, VNCH  ký chung hiệp định, trong đó có điều khoản quan trọng đó là "mỗi hội viên trong Ủy ban sông Mekong (1957) có quyền phủ quyết bất cứ một dự án nào bị coi là có ảnh hưởng tác hại tới dòng chính sông Mekong" 

Sau 1975, đại diện Việt Nam đặt bút ký vào "Hiệp định Mekong 1995" là Ngoại trưởng Nguyễn Mạnh Cầm với sự chấp nhận một thay đổi cơ bản trong hiệp ước mới so với năm 1957 có sự thay đổi bất lợi cho VN đó là "không một quốc gia nào có quyền phủ quyết các dự án trên sông Mekong", điều này là sai lầm về mặt chiến lược quốc gia bởi  nếu các nước ở thượng nguồn con sông tác động hoặc ngăn dòng chảy thì VN ở hạ lưu sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng!

Trung Quốc không tham gia "Hiệp định Mekong 1995" nhưng họ khai thác điểm sơ hở của hiệp định này để tác động lên các quốc gia trong vùng bằng cái gọi là " sáng kiến Lan Thương - Mekong".  Nhà hoạt động môi trường, tác giả hai cuốn 'Cửu Long cạn dòng, Biển Đông dậy sóng' và 'Mekong - dòng sông nghẽn mạch', BS Ngô Thế Vinh nhận định về sáng kiến Lan Thương - Mekong của Trung Quốc gần đây: "Nay nếu có mở ra thêm khối Hợp tác Lancang - Mekong thì đó cũng chỉ là một bước chiến lược của Trung Quốc, tạo cho mình một hình ảnh hữu nghị nhưng thực tế là nhằm tăng cường ảnh hưởng đưa tới khống chế toàn bộ lưu vực sông Mekong."

Trung quốc nắm được những nội dung chính trong hiệp định Mekông năm 1995, cho nên TQ tăng cường xây dựng các đập ở Lào và Campuchia mà VN không thể có cơ sở làm căn cứ để phản đối hoặc lên án.

Những đập thủy điện ở Sông Lan Thương (thượng nguồn Mekong) do TQ xây dựng và hàng loạt đập ở Lào, Campuchia do TQ góp vốn đầu tư, điều đó nghĩa là quyền sinh quyền sát ĐBSCL do TQ nắm giữ. Mà rõ trong hội nghị Lan Thương-Mekông vừa qua VN đã van xin TQ xả đập, và TQ đã hứa sẽ xả nhưng tới giờ chưa thấy gì đó là hậu quả mà dân ĐBSCL đang gánh chịu!

Ghi chú: Bài viết có xử dụng tư liệu của BBC và  BS Ngô Thế Vinh.
4/3/2020
Đặng Phước










1 nhận xét

  1. Tôi đã góp ý nhiều lần , về vụ ngập mặn tại đồng bằng sông Cửu Long .Xin tóm tắt lại hai ý chính :
    1- Chẳng biến đổi thời tiất gì cả , mà do con người làm ra, mực nước biển dâng cao hàng năm .
    Do dân số quả đất tăng mỗi năm , do vật chất con người ném xuống biển : Tàu bè , chất thải ... tất cả đều làm mực nước gia tăng theo nguyên lý Archimedes .
    2- Phá ngay đê điều của Võ văn Kiệt , bắt thanh niên miền Nam đắp lên ngăn nước ngọt của dòng Cửu Long , làm mùa vụ ba : Hậu quả đất đai cằn cỗi , không phù sa bồi đắp mỗi năm , thất thu cá tôm ...
    Bây giờ nông dân phải dùng phân bón rất nhiều , rồi nạn sâu rầy phát triển , chưa kể vì mất đệm nước nên mỗi năm mỗi lún sâu thêm , nước mặn lấn ngập tràn thoải mái.

    Việc cần làm ngay : Phá bỏ những con đê tai hại , ngu ngốc đó đi , càng sớm càng tốt .
    Đồng bằng Cửu Long sẽ dần dần hồi sinh , nhưng ai dám ra lệnh phá thành quả siêu việt của lãnh đạo đảng csVN , dù rằng nó đang chôn vùi , đang làm chết đần chết mòn đồng bằng sông CỬU LONG !!!

    Trả lờiXóa

Quảng Cáo