Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

CHIẾN TRANH DẦU MỎ

CHIẾN TRANH DẦU MỎ Tại diễn đàn an ninh Munich ở Đức vào tháng 02/2020, ba cường quốc Anh-Pháp-Đức đã chỉ trích ba nước Mỹ-Trung Quốc-...

CHIẾN TRANH DẦU MỎ

Tại diễn đàn an ninh Munich ở Đức vào tháng 02/2020, ba cường quốc Anh-Pháp-Đức đã chỉ trích ba nước Mỹ-Trung Quốc-Nga vì đã gây ra khủng hoảng an ninh trên thế giới. Bên cạnh các mặt trận như thương mại, tài chính, ngoại giao, tình báo, mới nhất là chiến tranh sinh học thì còn có chiến tranh dầu mỏ. 

Nhận diện rõ cuộc chiến dầu mỏ lúc này không chỉ là để đánh giá Mỹ-Nga-Trung sắp tới mà còn là để hiểu Việt Nam bị mắc kẹt vào cuộc trâu bò đánh nhau ra sao để có đối sách mang tầm quốc gia.

1/ TỪ CÁI CHẾT CỦA ĐẢNG CSLX TRONG QUÁ KHỨ

Kể từ khủng hoảng dầu mỏ 1972 làm Mỹ phải bỏ Đông Dương lại cho Trung Quốc để quay qua giữ huyết mạch dầu mỏ Trung Đông, đến nay một lần nữa Trung Đông lại khủng hoảng, cuộc khủng hoảng dầu mỏ này không phải vì Mỹ cần dầu nữa mà là Mỹ không cho Trung Quốc lấy dầu. 

Cuộc khủng hoảng dầu kỳ này là khủng hoảng thừa dầu. Dường như có một luồng dư luận do ai đó cố ý định hướng là Nga gây ra để đánh kinh tế Mỹ, nhưng tôi nhận thấy không phải như vậy. E rằng Mỹ và các đồng minh Trung Đông của Mỹ mới là phía gây ra. 

Nói Nga chủ động đánh Mỹ e rằng chỉ là làn khói mù kiểu “Khen cho nó chết” mà thôi. Cũng có tác dụng khác là làm giảm ác cảm của dân Trung Đông với Mỹ.

Giá dầu hiện nay ở mức 30 USD/ thùng làm tất cả các nước bán dầu đều lỗ, Mỹ cũng lỗ nặng vì Mỹ bán ra 18% tổng sản lượng dầu thế giới, Nga chiếm 12%, xếp sau Mỹ nên cũng lỗ nặng theo.  GDP của Nga còn xếp sau GDP một bang của Mỹ, nếu cùng phá giá dầu thì Nga chết trước Mỹ là điều ai cũng thấy. Nên nói phá giá dầu lúc này thì Mỹ phá là có cơ sở hơn Nga.

Hơn ai hết, Mỹ muốn đảng CSTQ sụp đổ lúc này và họ sử dụng lại kinh nghiệm cũ đã từng góp phần sụp đổ Liên Xô. Tháng 10/1973 tại Trung Đông xảy ra cuộc chiến Do Thái và khối Arap. Phía hậu thuẫn cho Israel gồm có Mỹ, Anh, Canada, Nhật, Hà Lan đã mâu thuẫn chiến tranh với khối sản xuất dầu mỏ (OAPEC) do Ai Cập và Syria dẫn đầu. Đây là nguyên nhân sâu xa nhất của cuộc sụp đổ Liên Xô vào 25 năm sau đó.

Quyết định ngừng bán dầu cho phe đồng minh Do Thái, tăng giá, giảm sản lượng của  khối OAPEC lúc đó đã làm kinh tế toàn cầu khủng hoảng và suy thoái, cũng giáng đòn mạnh vào kinh tế Liên Xô. Cú sốc thứ hai là cuộc chiến Iran-Iraq tiếp theo vào 1979 càng làm tình hình dầu mỏ khủng hoảng nghiêm trọng. Liên Xô bắt đầu tìm đến năng lượng hạt nhân để giảm phụ thuộc vào dầu mỏ. Kết quả của hướng đi mới này là vụ nổ thảm hoạ hạt nhân Chernobyl năm 1986, bắt đầu tiến trình công khai sụp đổ Liên Xô.

Sau vụ nổ Chernobyl, Liên Xô tổn thất nghiêm trọng về kinh tế, an ninh quốc gia và uy tín đối nội-đối ngoại. Ngay sau vụ nổ, Giám đốc tình báo CIA của Mỹ đã đi Trung Đông gặp lãnh đạo Arap Saudi. 

Sau đó thì Saudi Arabia bắt đầu tăng sản lượng khai thác, đẩy giá dầu từ 32 USD/ thùng xuống còn 10 USD/ thùng. Điều này đã đánh trực diện vào nền kinh tế Liên Xô. Riêng năm 1986 Liên Xô đã mất 20 tỷ USD, tương đương 7,5% thu nhập hàng năm, và bắt đầu có thâm hụt ngân sách. Đến năm 1989 con số nợ là 50 tỷ USD. Thảm hoạ Chernobyl và khủng hoảng dầu mỏ mà Mỹ cùng Arap Saudi đánh bồi sau đó đã kết liễu đảng CSLX.

2/ ĐẾN NGUY CƠ CHO ĐẢNG CSTQ HIỆN TẠI

Nhìn lại quá khứ cuộc chiến Mỹ-Liên Xô để thấy điều đó đang lặp lại trong hiện tại với các diễn viên mới trong một kịch bản được cải biến một chút cho phù hợp. Nếu Liên Xô bị dính thảm hoạ hạt nhân Chernobyl thì Trung Quốc dính thảm hoạ virus Vũ Hán. Tôi cho là tình báo Mỹ cũng muốn cầu cúng trù ẻo cho đảng CSTQ bị thảm hoạ hạt nhân như đảng CSLX năm đó, nhưng chắc cầu khấn mặt hạt nhân không linh nghiệm nên phía Mỹ quay qua cầu khấn con virus tả lợn Châu Phi và virus Vũ Hán.

Nếu năm xưa giám đốc CIA đi gặp Arap Saudi thì nay là cựu giám đốc CIA là Mike Pompeo đi. Cái giống nhau còn lại là vẫn là người cũ Arap Saudi phá giá dầu, tăng sản lượng sau khi hoàng tử nước này điện đàm với Trump. 

Arap Saudi có đủ sức mạnh và ưu thế dầu mỏ để hai lần đóng vai tình nhân của Mỹ. Nước này có chi phí sản xuất dầu thấp hơn Nga, nguồn tài chính cũng tốt hơn Nga, và có khả năng huy động vốn từ thị trường tài chính tốt hơn do Nga đang bị ảnh hưởng cấm vận. Giá dầu giảm cũng làm ảnh hưởng thị phần của Nga tại EU, ảnh hưởng đến các hợp đồng cung cấp khí thiên nhiên mà Nga đã ký. 

Lợi ích của Arap Saudi khi phụ Mỹ đánh trận dầu mỏ này là họ có thể lấp vào khoảng trống do Nga để lại khi cùng Mỹ làm Nga hết tiền nhanh.

Khác một chút là ngày xưa phá giá dầu để đánh trực tiếp Liên Xô thì sách lược phá giá dầu này đánh vào các đồng minh, hoặc đàn em của Trung Quốc như Nga, Iran, Venezuela. Mỹ cần các nước này đứng im khi Mỹ ra đòn sau cùng với Trung Quốc, nên cứ phá giá dầu làm bọn họ suy yếu trước đã. Việt Nam bị vạ lây theo dù vẫn quan trọng trong kế hoạch Indo-Pacific của Mỹ.

Mỹ cần Nga đuối sức để dễ đàm phán Trung Đông với nước này, cần làm Iran và Venezuela suy kiệt để tự đầu hàng. Hoặc dù các nước này không hàng thì đánh giải giáp cũng dễ dàng hơn. Sau đó Mỹ nắm được dầu mỏ của họ, cũng là lúc chính thức bóp nghẹt mạch máu của Trung Quốc. Sau đó bộ phim cải biến sẽ lại có kết quả cũ, đảng CSTQ buộc phải chết như đảng CSLX để cứu đất nước này.

Mỹ đã tiêu tốn quá nhiều tiền, nhân mạng, thời gian cho bàn cờ bày bố đến hôm nay nên họ sẽ không còn điểm lùi nữa. Trung Quốc cũng không còn đường lùi cho mình. Đại dịch virus Vũ Hán đã làm tất cả các bên bước qua phía bên kia của giới hạn sau cùng của hoà đàm với nhau. Vấn đề còn lại là khi nào thì thẳng thắn chỉa súng vào nhau.

Cần nhìn bối cảnh chiến tranh dầu mỏ hiện nay như vậy để Việt Nam hiểu mình mong manh như thế nào trước các biến động thế giới tới đây. Đảng CSVN một thời gian dài lãnh đạo đất nước để tham nhũng tràn lan, pháp luật yếu kém, nhân tài thưa thớt... đã làm nội lực quốc gia yếu ớt. Các cuộc chiến tranh thương mại, chiến tranh sinh học và chiến tranh dầu mỏ... càng làm khó khăn chồng chất khó khăn khi cộng hưởng với nhau.

Tam quốc chiến Nguỵ-Thục-Ngô làm Kinh Châu rung chuyển và sau cùng phải đổi chủ vì Lưu Biểu vừa bảo thủ vừa nhu nhược, không chạy kịp theo dòng chảy chung. Bài học đó vẫn còn giá trị tham khảo đến nay.

H.M





Không có nhận xét nào

Quảng Cáo