Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

CHÍNH PHỦ TRONG KHỦNG HOẢNG COVID-19 - THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

[ CHÍNH PHỦ TRONG KHỦNG HOẢNG COVID-19 - THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM ] Trình độ quản trị của chính phủ được thể hiện rõ nhất trong khủng hoảng và...

[CHÍNH PHỦ TRONG KHỦNG HOẢNG COVID-19 - THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM] Trình độ quản trị của chính phủ được thể hiện rõ nhất trong khủng hoảng và kèm theo đó là đẳng cấp quốc gia. Cách giải quyết khủng hoảng vi rút COVID-19 là một ví dụ cho thấy sự khác biệt.

Dù khen hay chê thì cũng phải so sánh để học hỏi và đánh giá mức độ hiệu quả. Trong cơn khủng hoảng hiện tại thì các chính quyền khác trên thế giới đang làm mọi cách để trấn an dân chúng và bảo vệ kinh tế của mình từ sự thiệt hại đang giết chết họ mỗi ngày. 

Sau đây là một so sánh tóm tắt.

1. Pháp - Ông Macron đang tung gói cứu trợ tài chính 45 tỷ Euro nhằm giải cứu và hỗ trợ doanh nghiệp. Ông ta kiên quyết với chính sách để bảo đảm không có công ty nào sẽ bị phá sản bởi cơn dịch này. Ngoài ra, nước Pháp nổi tiếng với các chương trình phúc lợi của mình để thiết lập mức an sinh xã hội nhất định cho toàn dân bao gồm trợ cấp thất nghiệp và miễn phí y tế.
2. Anh Quốc - Nội các đứng đầu bởi ông Johnson đang thiết lập gói vay £330 tỷ cho các doanh nghiệp lớn và nhỏ. Như các nước Châu Âu khác, các cơ chế phúc lợi đều được bảo đảm. Không ai phải đói vì đã có trợ cấp thất nghiệp và không ai mắc bệnh phải gặp khó khăn tài chính vì hệ thống y tế nơi này bao phủ toàn dân.
3. Canada - Chính phủ Trudeau không chần chừ để đưa ra gói tài chính $82 tỷ với sự đồng ý của quốc hội để trấn an những doanh nghiệp đang chịu thiệt hại. Người dân không tuy hơi lo sợ nhưng không hoang mang nếu bị thất nghiệp hay bệnh tật vì đã có cơ chế an sinh xã hộ bảo vệ từ y tế cho đến thất nghiệp.
4. Mỹ - Chính quyền Trump đang đề xuất gói kích thích tài chính lên đến $1,000 tỷ với sự đồng thuận lưỡng đảng. Trong đó bao gồm tiền hoàn thuế $1,000/người và miễn hoặc giảm phí xét nghiệm cũng như chữa trị vi rút.
5. Đài Loan - Bà Thái Anh Văn đang thành công trong việc bảo vệ quốc đảo của mình khi đã chủ động giới hạn xuất nhập cảnh và hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất thiết bị y tế để gia tăng số lượng. Kèm với gói tài chính $2 tỷ, người dân Đài Loan đang được bảo vệ và có thể an tâm với các cơ chế phúc lợi xã hội ở đất nước mình.
6. Việt Nam - Trong khi các nước khác đang tìm cách cứu nền kinh tế thì chính quyền đất nước này cũng đang thi đua nhưng hơi thiếu thuyết phục. Thay vì hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất thêm thiết bị y tế, điển hình là khẩu trang, họ chỉ ban hành lệnh cấm tăng giá. Dù là ý tốt nhưng nó đã vô tình dẫ đến sự khan hiếm không cần thiết. Mới đây, Uỷ Ban Nhân Dân thành phố Hồ Chí Minh và nhiều địa phương khác đã ra chỉ thị tạm đóng cửa các rạp chiếu phim và quán bar. Cách họ trấn an dư luận cũng gây tranh cãi khi phạt những ai tung tin trái chiều hoặc sai lầm thay vì thiết lập thông tin minh bạch và cho tự do ngôn luận. Ngoài ra thì gần như không có cơ chế an sinh xã hội nào để hỗ trợ người dân.

Tôi phân tích và bày tỏ ý kiến với mong muốn góp ý. Hiện tại chính phủ Việt Nam đang làm tất cả những gì có thể để kiểm soát bệnh dịch. Tạm bỏ qua sự bất đồng về chính kiến, bạn có thể không thích hệ tư tưởng nhưng không thể bác bỏ nỗ lực của những con người đang làm việc đêm ngày trong bộ máy y tế để giữ gìn sức khoẻ toàn dân.

Việc kêu gọi tạm đóng cửa các cơ sở kinh doanh hoàn toàn có ý tốt. Tuy nhiên đất nước chúng ta có vài điểm khác biệt với các nền kinh tế phát triển khác. Phần lớn người dân ở Phương Tây đi làm công cho các doanh nghiệp lớn và nhỏ với lương kèm đầy đủ phúc lợi. 

Nhưng ở Việt Nam, chúng ta là nền kinh tế kinh doanh nhỏ lẻ. Theo con số chính thức là năm triệu nhưng thực tế có thể cao hơn. Họ là những người mỗi ngày thức dậy phải tự kiếm sống bằng nghề dịch vụ, phục vụ hoặc kinh doanh theo hộ cá thể. Sự khác biệt giữa họ và những người làm công ở Phương Tây là họ không hề có thu nhập ổn định cũng như không hề nhận được những phúc lợi đi kèm. 

Không thể nào kêu gọi họ đóng cửa một cách đột xuất mà không có những biện pháp bảo đảm tương lai cơ sở kinh doanh. Cũng không thể ép họ hoãn việc khi không có trợ cấp thất nghiệp hoặc viện trợ tài chính. Đó là tự sát vì nếu không làm là sẽ không có tiền. Nếu ngừng hoạt động thì sẽ sụp đổ.

Hiện tại trên các đường phố, bất cứ ai cũng có thể thấy những quán ăn cóc hay những chiếc xe bán hàng rong của những con người không có thẻ bảo hiểm, không trợ cấp, không phúc lợi và không bảo đảm về mức sống. 

Nỗ lực của chính quyền không chỉ nên dừng ở việc kiểm duyệt thông tin hoặc ra lệnh, mà đi kèm phải là sự hỗ trợ về tài chính cho tất cả những ai đang chịu thiệt chứ không chỉ riêng cho những cá nhân có quan hệ. Những ai vay vốn ngân hàng vẫn phải trả lãi theo thời hạn, những ai thuê công nhân vẫn phải trả lương dù doanh thu hiện tại không có. Rồi ai sẽ hỗ trợ những người hùng thầm lặng này. 

Ban hành chỉ thị cấm phải đi kèm với những cơ chế an sinh xã hội cho tất cả mọi người. Dù đó là một giám đốc, một công nhân, một người kinh doanh độc lập hoặc bán hàng rong. Nếu đất nước này được thành lập trên cơ sở bình đẳng và công bằng, thì đây là lúc để thực hiện và thể hiện nó. Để không ai bị bỏ sót hay lãng quên.

Nếu chính quyền Việt Nam giải quyết khủng hoảng này dựa trên lý tưởng bác ái mà họ luôn ca ngợi thì đất nước này mới xứng đáng để các công dân sinh sống và trở về. Đó là một chính phủ của dân. [18.3.2020]

Ku Búa @ Cafe Ku Búa



Không có nhận xét nào

Quảng Cáo