Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

DÂN CHỦ QUAN TÂM TỚI CƠ CHẾ

DÂN CHỦ QUAN TÂM TỚI CƠ CHẾ Ông Du nếu cần hiểu hơn, với tư cách một nhà Kinh tế thì đọc Đường về nô lệ của Hayek và Chính thể đại diện của ...

DÂN CHỦ QUAN TÂM TỚI CƠ CHẾ

Ông Du nếu cần hiểu hơn, với tư cách một nhà Kinh tế thì đọc Đường về nô lệ của Hayek và Chính thể đại diện của J.S.Mill và Hai khảo luận về chính quyền của John Locke. Đó là những vấn đề cơ bản về chính trị và kinh tế để diễn giải về các biến số mô hình của chính trị.

Ở đây ông ta chỉ nhặt ra quan điểm của Aristotle trong Chính trị luận về quan điểm cho rằng dân chủ dù linh hoạt nhưng là chính thể bại hoại còn độc tài thì có thể đảm bảo sự ổn định. Và điều này thì thật là sai lầm tai hại về mặt quan điểm. Aristotle không thích dân chủ cho lắm, mặc dù thừa nhận rằng quan điểm của đám đông thường chính xác hơn là số ít cá thể.

Hơn thế, ông ta chỉ nhặt ra vài điểm có tính sự kiện (sự vụ và nhất thời) để phủ nhận tính hữu hiệu của một nền (giá trị) dân chủ, trong khi ông ta luôn lờ đi tính sai trái có hệ thống của một nền chính trị độc tài. Và ông ta cũng mâu thuẫn với chính quan điểm trong bài viết của mình được dẫn ra bên dưới.

Bản chất con người là tư lợi (cho bản thân mình), chính điều này đòi hỏi phải có một hệ thống chính trị dân chủ để kiểm soát nó mà bất cần quan tâm tới “con người”. Vì bản chất tư lợi của con người, nên thể chế độc tài chính là mô hình có lợi nhất cho những tên độc tài lạm dụng.

Có thể ông ta đi học ở Mỹ và là tiến sỹ kinh tế nhưng lại thiếu tư duy cơ bản về chính trị và cả kinh tế, thứ mà được Hayek diễn giải rất dễ hiểu. Như tôi đã phải từng dẫn ra một luận giải kinh tế của Kornai, viện sỹ Nga, về Hệ thống chủ nghĩa xã hội cổ điển chỉ ra sự sai lầm của học thuyết này để dẫn tới sự sụp đổ hệ thống của nó ở Đông Âu những năm 1990.

Quan trọng nữa, trong thời chiến, ngay chính tại Miền Nam còn có một “chính phủ cộng sản” khác cùng tồn tại song song để phá rối, gây bạo loạn. Nhưng vấn đề Mỹ hậu thuẫn, lại là chiến tranh phe cực quốc tế, nó đánh vào tâm lý phải thắng của cả hai phe chiến. Chính quyền thời ông Diệm là một thể chế cộng hoà có tính dân chủ hơn thời của ông Thiệu đã đi vào đoạn cuối của cuộc chiến khi “Chiến tranh cục bộ” đã thất bại và chuyển sang “Việt Nam hoá chiến tranh” để Mỹ rút dần binh lính về nước do dân Mỹ phản đối tại nội quốc.

Nền dân chủ của VNCH trong thời chiến là cơ hội cho các phe thân cộng sản hoặc những phái phản chiến có cơ hội để phá rối hệ thống chính trị làm cho vấn đề khó kiểm soát hơn. Trong khi các vấn đề về chính trị thế giới còn đang diễn biến phức tạp với các thực thể chính trị được thừa nhận hoặc chưa, VNCH còn đang chới với ở trong một trạng thái đi tìm sự thừa nhận như một bên trong các hiệp định quốc tế.

Ở Thái Lan, quân đội có thể lật đổ chính phủ như là một biện pháp hợp hiến mà không tham gia vào chính trường là yếu tố tránh một chính quyền trở nên độc tài và mất kiểm soát.

Cả một vấn đề chính trị, lịch sử quá dài và biến động phức tạp, gắn vào một yếu tố thể chế là vô nghĩa - cộng sản lúc đó của VNDCCH cũng chỉ là một chủ nghĩa chứ không phải là một thể chế chính trị. Điều này cần phải được đánh giá dưới góc độ lịch sử hơn là thuyết về chính trị đơn thuần như trong trạng thái của vị kia. Nó hoàn toàn ngớ ngẩn khi với tư duy đó hoàn toàn có thể nói Mỹ không thể tham chiến và không thể giành chiến thắng nếu nó đang là một thể chế dân chủ như hiện thời - Mỹ rơi vào nội chiến khi họ đã thiết lập thể chế dân chủ được gần một thế kỷ và miền Bắc chiến thắng trong cuộc chiến đó.

Nga đang rơi vào sự độc tài vì thiếu một thể chế dân chủ, như Trung Quốc, đa đảng không phải là cơ sở dân chủ, nó chỉ là bề ngoài của cái biểu hiện hình thức. Quan trọng là cơ chế vận hành quyền lực mới là điều tối quan trọng.

Và như tôi nói, giá trị dân chủ quan trọng bậc nhất ở chỗ, ông ta có thể mở miệng nói thể chế đó là độc tài mà không bị xét xử, trong khi, thể chế độc tài sẽ bỏ tù ông ta chỉ vì ông ta đã nói lên sự thực đó.

Lê Luân







Không có nhận xét nào

Quảng Cáo