Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

Về sự khó hiểu trong lời tâu của ngài Nguyễn Cư Trinh

Về sự khó hiểu trong lời tâu của ngài Nguyễn Cư Trinh Chắc là ai đọc Đại Nam Thực Lục Tiền Biên, cũng biết đoạn ngài Nguyễn Cư Trinh t...

Về sự khó hiểu trong lời tâu của ngài Nguyễn Cư Trinh

Chắc là ai đọc Đại Nam Thực Lục Tiền Biên, cũng biết đoạn ngài Nguyễn Cư Trinh tâu lên chúa Nguyễn vào năm 1756 rằng là "Khi xưa mở mang phủ Gia Định tất phải trước mở đất Hưng Phước, rồi đến đất Đồng Nai, khiến cho quân dân đông đủ, rồi sau mới mở đến Sài Gòn. Đó là cái kế tằm ăn dần.".



Lời tâu này xem ra các học giả Việt Nam ai cũng đem ra làm bằng chứng về cách người Việt đã dần dần di cư vào miền Nam Việt Nam như thế nào.

Nhưng có một ngịch lý là, tại sao các học giả Việt Nam lại cũng rất tự hào là nhờ bà công nữ Ngọc Vạn nào đó, mà chúa Nguyễn đã xin cho rể mình, là quốc vương Cao Miên, cho mở 2 sở thuế ở Bến Nghé và Sài Gòn.

Nhưng nếu tại sao người Việt đã có 2 sở thuế ở Sài Gòn và Bến Nghé vào những năm 1620 rồi, thì tại sao mà năm 1756 người Việt lại "Khi xưa mở mang phủ Gia Định tất phải trước mở đất Hưng Phước, rồi đến đất Đồng Nai, khiến cho quân dân đông đủ, rồi sau mới mở đến Sài Gòn. Đó là cái kế tằm ăn dần." ? Không lẽ người Việt có 2 sở thuế ở Sài Gòn Bến Nghé rồi, ấy thế mà lại sau đó, bắt đầu đi mở đất từ Bà Rịa Vũng Tàu, rồi từ từ người Việt di cư dần lên lại Sài Gòn, là nơi 2 sở thuế Sài Gòn Bến Nghé mà người Việt năm xưa đã ở đó trước hả bạn ? 

Vậy việc người Việt mở 2 sở thuế Sài Gòn Bến Nghé những năm 1620 là có đi ngược lại với những gì ngài Nguyễn Cư Trinh tâu lên chúa Nguyễn năm 1756 không bạn nhỉ ?

Hay ngài Nguyễn Cư Trinh không hiểu sử Việt nên tâu lên thế   ?

Còn chúng ta nên tin đoạn sử kiện nào bây giờ ?

Brian

Không có nhận xét nào

Quảng Cáo