Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

KẺ TRỘM SÁCH

KẺ TRỘM SÁCH Khi Hitler lên nắm quyền và thực hiện chế độ phát xít, Đức Quốc xã muốn thu gom tất cả các tác phẩm văn học và nghệ thuật trên ...

KẺ TRỘM SÁCH

Khi Hitler lên nắm quyền và thực hiện chế độ phát xít, Đức Quốc xã muốn thu gom tất cả các tác phẩm văn học và nghệ thuật trên thế giới về Đức để hoặc tiêu huỷ, hoặc để có thể kiểm soát tòn bộ những giá trị di sản của thế giới.

Dưới đây là hình ảnh một cô bé trộm sách tại siêu thị, được đăng lên mạng xã hội cách đây vào năm để kêu cứu về hành vi làm nhục một nữ thiếu niên công khai bằng cách kinh khủng này. Nó là một hành động thực sự vô nhân tính.

Hình ảnh này khiến chúng ta nhớ tên cuốn sách nổi tiếng với cùng tên “Kẻ trộm sách”, đã được chuyển thể và dựng thành phim công chiếu gây tiếng vang lớn với nhân loại. Cô bé mồ côi, lớn lên trong chiến tranh thế giới và sự  làm quen với người có quyền chức, vợ thỉ trưởng thành phố, để vào thư viện đọc sách và trộm những cuốn sách, nó được phổ biến cho cộng đồng sống dưới sự cai trị man rợ của phát xít, nơi Đảng Công nhân Quốc gia xã hội chủ nghĩa nắm toàn quyền thống trị.

Kẻ trộm sách đã lưu trữ lại những cuốn sách và nó trở thành một di sản quý giá cho việc gìn giữ và phát triển, sự đoàn kết của cộng đồng Do Thái và những người khác. Nó xuất phát từ niềm say mê với con chữ. Nó là sự cứu chuộc con người giữa sự tàn khốc của chính con người được tôi luyện trong chế độ vô nhận đạo. Những người khối liên kinh còn lên kế hoạch cho những chuyên gia từ Mỹ, Anh hay Pháp lập một nhóm đê đi tìm lại những tác phẩm nghệ thuật được cất giấu kỹ lưỡng từ Đức Quốc xã. Và họ đã tìm thấy được một phần lớn trong số những tác phẩm bị giam giữ.

Một thiếu nữ trộm sách, chắc không thể đem bán để lấy tiền tiêu xài hoặc dành cho các nhu cầu cá nhân. Nó chỉ có thể xuất phát từ một niềm yêu thích với sách và chữ. Nếu là chủ siêu thị này, hoặc người phát hiện ra cô bé, tôi sẽ mua cho cô bé những cuốn sách mà cô bé thấy yêu thích hoặc hứng thú. Một xã hội phải có nhân tính và dựa vào tri thức, chứ không phải sự bêu riếu và làm nhục ngay cả một vị thành niên chỉ vì đã trộm những cuốn sách trên kệ của nó.

Đấy là biểu hiện đặc trưng. Khi mà người ta công khai làm nhục nhau giữa đường, đánh nhau giữa phố, mang tất cả sự loã lồ của thân thể trên các phương tiện truyền thông, cướp tài sản giữa thanh thiên bạch nhật. Nhưng những tên có quyền chức giàu có với những khối tài sản khổng lồ thì lại dùng đủ trò giấu diếm nguồn gốc. Chúng còn tìm đủ mọi chiêu trò trộm cắp tài sản trong ngân khố, nhưng rồi vẫn được tuyên dương trước dư luận.

Đấy là nỗi bất hạnh của một dân tộc. Chứ không chỉ đơn thuần là số phận cay đắng của một đứa trẻ thiếu thốn. Những dứa trẻ phơi mặt ngoài đường bán vé số, nằm đói lả bên vệ đường, cõng ba khối bê tông với trọng lượng gần bốn mươi ký chỉ để nhận hai ngang đồng, hay một đứa trẻ đạp xe chục cây số ngồi giữa đường bán vài quả mướp để có tiền chi trả cho mưu cầu sinh tồn qua ngày. Bên cạnh là những người già lau nước mắt bám mặt đường bán đống hoa quả giữa cái khốc liệt của những vận hành của các thảm hoạ nhân tai và thiên tai.

Tôi là người ăn trộm, nhưng kẻ dán cái bảng này lại không nói rằng, cô bé đã trộm những cuốn sách. Thật tiếc, họ lại bỏ đi và xoá sổ sự đói khát tri thức từ những kẻ trộm thiếu nhi này.

Phát xít, dù gì vẫn còn biết trân trọng những giá trị tinh thần tinh quý của con người. Không như đám cộng sản Trung Hoa, sẵn sàng vừa giết chóc man rợ, vừa đốt phá và tàn hoại, huỷ diệt các nền văn hoá của nhân loại. Xã hội ta cũng là một xã hội, cũng cộng sản, không trọng sách và cũng chẳng thực tâm vào tri thức văn minh của thế giới. Những năm đốt trụi thư viện, những chồng sách để chôn vùi một nền văn hoá sau chiến thắng hay việc hò nhau đập phá đình, chùa cũng đã là một lát cắt đầy đau đớn của chính dân tộc ta. Nó cũng chỉ vừa mới xảy ra cách đây mấy chục năm.

Những đứa trẻ chịu sự đè nặng của sự sinh tồn. Không có ánh sáng tri thức nào vượt bức được với những cảnh tượng hãi hùng mà ta đang chứng kiến. Thực tại đấy, chứ không phải những thứ hư cấu.

Lê Luân









Không có nhận xét nào

Quảng Cáo