Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

KHÔNG THỂ NÓI CHUYỆN LUẬT PHÁP KHI BẠN ĐANG SỐNG DƯỚI CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI.

KHÔNG THỂ NÓI CHUYỆN LUẬT PHÁP KHI BẠN  ĐANG  SỐNG DƯỚI CHẾ ĐỘ ĐỘC  TÀI.  Thật ra các tòa án quốc tế chỉ là để dành cho các nước dân chủ và ...

KHÔNG THỂ NÓI CHUYỆN LUẬT PHÁP KHI BẠN  ĐANG  SỐNG DƯỚI CHẾ ĐỘ ĐỘC  TÀI. 

Thật ra các tòa án quốc tế chỉ là để dành cho các nước dân chủ và pháp trị kiện nhau. Bởi giữa các nước này luôn luôn có những định chế chung phải tuân thủ. Những định chế này nhằm giải quyết những tranh chấp , bất hòa giữa những nước có cùng chung những thể chế chính trị đa đảng, đối  lập và pháp trị.

Từ khi Liên Hiệp Quốc mở cửa cho Trung Quốc và Việt Nam vào sân chơi chung. Bộ ngoại giao của cả hai nước này luôn luôn sơ mi trắng, cà vạt chỉnh tề đi ký hầu hết các công ước quốc tế. Công ước nào cũng tham gia nhưng không hề chấp hành. Chẳng hạn ký công ước  chống tra tấn đi đem anh Nguyễn Hữu Tấn đi cắt cổ, công ước quyền trẻ em thì cho trẻ em đi học qua sông bằng túi ni lông, vi phạm hầu hết các công ước về  nhân quyền. 

Trung Quốc vi phạm hầu hết các quy định trong WTO, hiệp ước biến đổi khí hậu, ăn cắp bản quyền thương hiệu, làm hàng giả, gian lận thương  mại. Nhưng có ai chế tài  được chúng đâu. Đảng CSTQ luôn chối bay mọi tội lỗi và chỉ trích lại tất cả những chính phủ phê phán chúng bằng thái độ thô lỗ và thiếu văn hóa.

Nhưng đối với dân trong nước chúng vẫn mị dân bằng cách mở các trường luật, cũng bày vẽ  cho học sinh học luật quốc tế , luật thương mại... ra vẽ ta đây cũng là một nhà nước pháp quyền XHCN.

Thật ra người dân Việt Nam không hề hiểu một điều đơn giản là muốn có pháp quyền thì không thể có sự đồng thuận theo một quan điểm duy nhất. Nghĩa là phải có hai quan điểm đối nghịch nhau. Ví dụ tòa án không thể thực thi công lý bằng chứng cứ khách quan khi quan tòa, công tố, công an và luật sư nằm trong cùng một đảng. Lúc đó tất cả sẽ toa rập nhau và bất chấp chứng cứ để xử án theo hiệu lệnh của quyền lực và đồng tiền.

Do vậy khi hai chế độ độc tài mang nhau ra tòa án quốc tế nhờ trọng tài phân xử thì đó là một tấn hài kịch không gì hài hơn.

Tại sao ?

Bởi ngay trong nước anh đã  có luật pháp đâu mà nhờ cậy đến quốc tế. Anh bỏ những nguyên tắc trọng chứng hơn trọng cung, suy  đoán vô tội, bồi thẩm đoàn vào thùng rác; nền chính trị của anh không xem hiến pháp ra gì vì chẳng có tòa bảo hiến, luật pháp vi hiến  tùy  đảng và chính phủ ban hành thì kiện cáo là trò mị dân.

Chỉ khi nào nước anh có một thể chế dân chủ ,pháp trị, tam quyền phân lập như Mỹ, châu Âu, Nhật , Hàn ... thì anh mới có đủ  tư cách để kiện tụng.

Nhưng nhìn chung nhiều  người  sẽ chẳng bao giờ nhận ra sự phi lý này vì họ đã quá quen với cách xử án của chế độ CS. Họ  vẫn  tưởng là Việt Nam có luật pháp. Vì thế khi một cô sinh viên  viết một bài về luật quốc tế họ tán thưởng nhiệt liệt. Nếu điều này xảy ra dưới chế độ  VNCH thì đây là một điều hợp lý vì VNCH có đối lập, pháp trị và tôn trọng luật quốc tế. Nhưng dưới chế độ một đảng như CSVN  thì đây là một sự ngộ nhận lớn lao của cả em sinh viên và dân mạng.

Dưới chế độ độc tài mà tin tưởng vào luật pháp thì đó là một cách nhìn lệch  hướng nguy hiểm. Nhưng có lẻ chỉ những chàng trai như Joshua Wong của Hồng Kông mới nhận ra điều này. Tuổi trẻ Việt Nam chưa đủ  tầm.


Dương Hoài Linh



Không có nhận xét nào

Quảng Cáo