Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

THƯƠNG CHIẾN MỸ - TRUNG: CORONAVIRUS CÓ THỂ LÀM SUY YẾU KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CÁC CAM KẾT THƯƠNG MẠI CỦA TRUNG QUỐC

Thương chiến Mỹ - Trung: Coronavirus có thể làm suy yếu khả năng đáp ứng các cam kết thương mại của Trung Quốc (Washington) Hệ qu...


Thương chiến Mỹ - Trung: Coronavirus có thể làm suy yếu khả năng đáp ứng các cam kết thương mại của Trung Quốc

(Washington) Hệ quả ngày càng trầm trọng của đại dịch corona đã đặt ra nghi vấn rằng liệu Trung Quốc có thể thực hiện các cam kết mua hàng hóa lượng lớn của Mỹ theo thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 đã được ký kết hay không.

Bắc Kinh đã cam kết mua thêm 200 tỷ đô la hàng hóa và các dịch vụ bổ sung của Mỹ trong hai năm tới như một phần của thỏa thuận thương mại, có hiệu lực vào ngày 14/4/2020. Tuy nhiên, khả năng Trung Quốc thực hiện được cam kết này giờ đây trở thành một mối quan ngại lớn. 

“Nền kinh tế Trung Quốc đang trong tâm dịch. Và nó không cần quá nhiều thứ”, tác giả và chuyên gia về Trung Quốc Gordon Chang đã nói với Thời báo Epoch Times.

Một số công ty Trung Quốc đang vật lộn với dịch bệnh bắt đầu viện dẫn các điều khoản “bất khả kháng” để không đáp ứng các hợp đồng c(ung cấp của họ, ông Chang cho biết.

Điều khoản bất khả kháng trong hợp đồng cho phép một bên được đình chỉ thực hiện nghĩa vụ của mình trong một số trường hợp phát sinh ngoài tầm kiểm soát. Ví dụ, China National Offshore Oil Corp, công ty dầu khí quốc gia lớn thứ ba tại Trung Quốc, đã gửi thông báo bất khả kháng cho các nhà cung cấp bao gồm Shell và Total SA. Công ty này tuyên bố rằng tình hình virus đang làm hạn chế khả năng nhập khẩu nhiên liệu của họ.

Ông Chang nói rằng những thông báo bất khả kháng này cho thấy “nền kinh tế Trung Quốc đang thực sự trở nên tồi tệ”.

Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn có thể đáp ứng các cam kết trong thỏa thuận thương mại giai đoạn một, ông nói. “Lý do là Trung Quốc đang điều hành một nền kinh tế bán chỉ huy (semi command economy), nên Bắc Kinh có thể chỉ cần buộc các công ty mua sản phẩm và lưu trữ chúng”.

Theo thỏa thuận thương mại, Bắc Kinh đã cam kết mua thêm hơn 75 tỷ đô la hàng hóa sản xuất, hơn 50 tỷ đô la các sản phẩm năng lượng và gần 38 tỷ đô la các dịch vụ của Mỹ trong hai năm tới.

Thỏa thuận cũng bao gồm việc mua thêm các nông sản của Mỹ trị giá 36,5 tỷ đô la và 43,5 tỷ đô la lần lượt vào năm 2020 và 2021.

Việc Trung Quốc có thể đáp ứng trọn vẹn các cam kết này hay không vẫn chưa rõ ràng, Bộ trưởng Nông nghiệp Sonny Perdue nói với các phóng viên hồi 5/2 tại một hội nghị về gia súc ở Texas.

Khi được hỏi liệu Mỹ có nên cấp cho Bắc Kinh sự linh hoạt trong thỏa thuận thương mại giai đoạn một hay không, ông Perdue nói “Vẫn còn phải xem xét”. “Mặc dù không ngạc nhiên nhưng tôi không biết yêu cầu về sự linh hoạt của Trung Quốc”, ông Perdue nói. Tuy nhiên, với quy mô của thị trường Trung Quốc, ông cho rằng, Bắc Kinh “có rất nhiều cơ hội để đáp ứng những mục tiêu đó”.

TRUNG QUỐC SẼ TUÂN THỦ THỎA THUẬN NÀY?

Đáp lại các câu hỏi về khả năng tuân thủ các cam kết mua hàng hoá của Trung Quốc, Ủy viên Quốc vụ viện và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nói với Reuters vào ngày 14/2 rằng không cần phải xem lại các điều khoản của thỏa thuận thương mại giai đoạn một.
Tuy nhiên, ông chỉ trích Washington đã thực hiện các biện pháp mạnh mẽ đối với sự bùng phát của virus corona, bao gồm các lệnh hạn chế đi lại từ Trung Quốc.

“Về mặt khách quan, điều này sẽ mang đến một số khó khăn khi thực hiện thỏa thuận thương mại”, ông Vương Nghị nói.

Ông Chang chỉ trích tuyên bố của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc và cáo buộc chế độ Trung Cộng đang viện cớ để bất tuân thỏa thuận thương mại đã cam kết. “Chính Trung Quốc thậm chí đã cách ly hàng chục triệu người trong nước. Vậy làm sao họ có thể chỉ trích các nước khác vì đã hạn chế đi lại đối với công dân Trung Quốc?”, ông nói.

“Họ không có ý định tuân thủ thỏa thuận thương mại đã cam kết. Khi họ đến ký thỏa thuận vào ngày 15/01/2020, họ đã biết về mức độ nghiêm trọng của tình hình bùng phát virus corona tại Trung Quốc”.

“Họ đã có cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị ngày 07/01/2020. Họ điều hình một nhà nước giám sát toàn trị nhất thế giới. Làm sao họ không thể nhìn thấy cảnh tượng người chết trên đường phố?”.

Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) đã thành lập một “văn phòng thẩm định và giải quyết tranh chấp song phương” mới để theo dõi việc thực hiện các cam kết của Trung Quốc theo thỏa thuận. Trong trường hợp có tranh chấp, cả hai bên sẽ phải giải quyết sự khác biệt trong vòng 90 ngày, theo thỏa thuận.

NÔNG DÂN ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG THÁCH THỨC MỚI

Thỏa thuận thương mại với Trung Quốc vốn sẽ thúc đẩy mạnh mẽ xuất khẩu nông nghiệp của Mỹ, đây tin đáng mừng cho nông dân Mỹ trên cả nước. Thuế quan trả đũa của Trung Quốc kể từ khi bắt đầu cuộc chiến thương mại năm 2018 đã ảnh hưởng đến một số sản phẩm nông nghiệp ở Mỹ, bao gồm cả đậu nành.

Nông dân trồng đậu nành là một trong những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong thương chiến vì họ chiếm gần 10% tổng kim ngạch xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc trước khi diễn ra thương chiến.

Với thỏa thuận thương mại mới, Trung Quốc sẽ mua đậu nành của Mỹ bằng giá với các quốc gia khác, đặc biệt là Brazil - nước sản xuất đậu nành lớn nhất thế giới. Theo ước tính của Hiệp hội Công nghiệp Brazil, xuất khẩu của nước này sẽ giảm 2% so với dự báo trước đó. Đây được xem là do kết quả của thỏa thuận thương mại giai đoạn một.

Bất chấp lời sự hứa hẹn từ thỏa thuận thương mại, nông dân Mỹ vẫn phải đối mặt với tình trạng không chắc chắn do tình hình bùng phát virus corona.

“Chắc chắn tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế thế giới đã bị gián đoạn do virus corona”, Hạ nghị sĩ John Garamendi  của bang Californian nói với Thời báo Epoch Times. “Bây giờ, vẫn chưa thể chắc chắn rằng liệu đây có phải là một vấn đề lâu dài đối với ngành thực phẩm hay không”.

Ông Garamendi cho biết có thể có nhu cầu lớn đối với thực phẩm từ Mỹ nếu dịch corona làm gián đoạn việc sản xuất thực phẩm ở Trung Quốc. “Vì vậy, rất khó để nói về những tác động đối với nông nghiệp Mỹ trong trung và dài hạn”.




Không có nhận xét nào

Quảng Cáo