Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

XIN HÃY TỈNH TÁO! COI CHỪNG DÍNH BÃY TRUNG QUỐC!

Xin hãy tỉnh táo! Coi chừng dính bẫy Trung Quốc! Chào các bạn, trong hôm nay chắc chắn Newsfeed của các bạn sẽ ngập tràn thông tin, hì...

Xin hãy tỉnh táo! Coi chừng dính bẫy Trung Quốc!

Chào các bạn, trong hôm nay chắc chắn Newsfeed của các bạn sẽ ngập tràn thông tin, hình ảnh về việc một số Hackers từ Mỹ đã xâm nhập vào dữ liệu của WHO, CDC Mỹ, Gates Foundation (Quỹ từ thiện của Bill Gates) và cả viện nghiên cứu virus P4 Vũ Hán. 

Tài khoản USAHackers trên twitter (nay đã bị khoá) cũng công khai email và mật khẩu của tất cả các cá nhân làm việc cho những tổ chức này. 

Điều này có thể là tin vui với những người kêu gọi lên án Tổ chức Y tế Thế giới và Đảng Cộng Sản Trung Quốc vì những hành động che giấu nguồn gốc, quy mô của dịch bệnh. Tuy nhiên khi xem xét kĩ mình nhận thấy đây rất có thể là một vụ tung hoả mù do Trung Quốc tạo ra nhằm đánh tráo khái niệm và làm xấu hình ảnh những người đi tìm sự thật chân chính!

#1. Nghi vấn thứ nhất: Các Mật khẩu bị rò rỉ không đúng chuẩn.
Đính kèm dưới đây là 4 hình ảnh trong đó có email và password của các nhân sự tại WHO, Gates Foundation và Viện nghiên cứu Vũ Hán – WIV (Wuhan Institute of Virology). Tất nhiên mình đã che tên email.

Để ý kĩ, các bạn có thể thấy mật khẩu được họ sử dụng rất yếu! 
- Nhiều mật khẩu chỉ có chữ mà không có ký tự đặc biệt hay bất kì con số nào. Hiện tại nhiều trang web khi đăng kí tài khoản đã yêu cầu bạn phải nhập mật khẩu bao gồm chữ, số và ký tự đặc biệt để tăng tính bảo mật. Tất cả tổ chức này đều là tổ chức lớn tầm cỡ thế giới, không có lí do gì mà người quản lý trang web của họ cùng phạm một lỗi, mà lỗi lại rất sơ đẳng là không chuẩn hoá mật khẩu.

- Nhiều mật khẩu rất ngắn và toàn bằng chữ, mình đã download về toàn bộ “email và mật khẩu” của tổ chức WHO bị tung lên archive .js (một trang lưu trữ dữ liệu dân lập trình thường dùng) và số lượng “mật khẩu” chỉ có 6 – 8 ký tự chiếm đa số. 

- Mình đã phát hiện ra một mật khẩu sai chuẩn và bất khả thi là “AA”. Dãy này chỉ có 2 ký tự nên không thể đặt làm mật khẩu và tất cả các trang web đều không cho bạn đặt mật khẩu như vậy. Bên cạnh đó rất nhiều mật khẩu dạng số quá đơn giản như “123456” hay “123456789”.

- Cuối cùng, cho dù nhiều email và mật khẩu bị tung ra, chưa có bất kì hình chụp màn hình nào về email của những cá nhân làm việc tại các tổ chức này. Đây là điều phi lý vì các tổ chức không thể phản ứng nhanh như vậy trước hàng ngàn cư dân mạng tò mò.

#2. Nghi vấn thứ hai: Thông tin không xác thực về trưởng phòng nghiên cứu P4 Thạch Chính Lệ “xách valy mang virus vào chợ Hoa Nam” 
Đây là một thông tin xuất hiện trong diễn đàn 4chan - diễn đàn trong đó các thành viên đều nặc danh, tức là độ tin cậy rất thấp. Tài khoản này “tiết lộ” Thạch Chính Lệ - Trưởng phòng virus học P4 Vũ Hán đã bắt một chuyến xe buýt đến chợ Hải Sản Hoa Nam và phát tán virus đến nơi này qua hệ thống thông gió (Thông tin chi tiết trong hình đính kèm), điều này đã được CCTV (camera kiểm soát) ghi lại. 
Việc này hoàn toàn phi Logic! Bởi vì nếu người Trung Quốc thực sự muốn phát tán virus, họ chắc chắn sẽ làm rất kín kẽ và không cần đến trưởng viện nghiên cứu virus đích thân ra tay. Hơn nữa không có clip CCTV được đưa lên để làm bằng chứng cho điều này. 

#3. Nghi vấn thứ ba: Trong cùng ngày, xuất hiện tin Hacker Việt Nam tấn công vào Viện nghiên cứu virus học Trung Quốc.
Hãng thông tấn Reuters dẫn tin từ công ty bảo mật Fire Eye cho biết nhóm hacker APT32, có sự hậu thuẫn của chính quyền Việt Nam, đã tấn công vào viện nghiên cứu P4 Vũ Hán để lấy dữ liệu. 

Đáng nói là, Fire Eye cũng ngụ ý rằng rất nhiều nhóm cũng tấn công vào viện P4 “everyone is throwing everything they’ve got at it, and APT32 is what Vietnam has”, thế nhưng tại sao họ chỉ nêu tên Việt Nam lúc này, trong lúc tình hình Biển Đông đang nóng? 

Cần biết rằng quần đảo Trường Sa có hơn 100 thực thể lớn nhỏ trong đó Việt Nam quản lý 21 thực thể, Trung Quốc quản lý 7 và Malaysia, Philippines và Indonesia (vùng đông bắc quần đảo Natuna) chia nhau phần còn lại. Trong tình hình căng thẳng ở Trường Sa hiện tại, Trung Quốc đưa tàu sân bay Liêu Ninh áp sát, Mỹ đã đưa các khu trục hạm ra để đảm bảo tự do hàng hải. 

Trong 4 nước Malaysia, Indonesia, Việt Nam và Philippines thì người Mỹ sẽ ưu tiên bảo vệ 3 nước còn lại trừ Việt Nam. Việt Nam thân cô thế cô vì không có hiệp ước đồng minh với Hoa Kỳ mà chỉ là đối tác. Trong khi đó Malaysia và Indonesia là đồng minh chống khủng bố của Mỹ, Philippines thì thân thiết xưa nay từ ngoại giao đến văn hoá, 3 nước Malaysia, Indonesia và Philippines là bộ 3 quan trọng trong chiến lược diệt trừ khủng bố toàn cầu mà ở khu vực này là nhóm Abu Sayyaf. Malaysia và Indonesia cũng rất cứng rắn trong vấn đề chủ quyền biển đảo do có người Mỹ chống lưng. 

Trình bày giản lược để thấy rằng Việt Nam là nước dễ bị tổn thương nhất và là mục tiêu có khả năng bị tấn công nhất bởi Trung Quốc trong vấn đề Trường Sa. Người Mỹ chỉ lên tiếng cho vấn đề tự do hàng hải chứ không nhất thiết phải bảo vệ Việt Nam và họ sẽ không bảo vệ Việt Nam nếu không có hiệp ước đồng minh nào. 
Tại sao mũi dùi lại chĩa vào Việt Nam lúc này? 

#4: Động cơ của Trung Quốc. 
Nếu đặt giả thuyết chính Trung Quốc là người tung hoả mù lần này, thì họ có thể đạt được những mục tiêu cực kì quan trọng:

- Chiêu “trà trộn hạ uy tín” như thế này không mới, nếu bạn có theo dõi vấn đề HongKong, bạn sẽ biết chuyện Trung Quốc cho cảnh sát giả làm người biểu tình rồi gây rối, đốt phá tại nơi công cộng nhằm vu khống và làm xấu hình ảnh của các bạn trẻ yêu tự do Hương Cảng. Clip “người đàn ông bị bọn trẻ HK đốt” là giả mạo, dàn dựng đã bị phanh phui là một trò ảo thuật dùng chất keo gây cháy bề mặt. (Mình sẽ nhờ một số bạn theo dõi sát tình hình HongKong tìm lại clip này ở phần comment)

- Tài khoản USAhackers (mà mình nghi ngờ của Trung Quốc giả mạo) đưa ra giả thuyết cực đoan nhất trong số các giả thuyết âm mưu, đó là Trung Quốc cố tình phát tán virus để giết bớt dân số. Đây là cách chụp mũ thường thấy của chính quyền độc tài, bằng cách gán cho các nghi vấn về nguồn gốc virus sự cực đoan, họ đang cố gắng hạ độ tin cậy của những giả thuyết này.
Cần biết rằng giả thuyết nguồn gốc virus bị rò rỉ từ phòng P4 Vũ Hán KHÔNG phải thuyết âm mưu và hoàn toàn có cơ sở. Một số bạn đã diễn dịch nghiên cứu khoa học sai khi nói rằng các nhà khoa học đã chứng minh virus này không phải nhân tạo. Bạn hãy đọc kĩ bài mình viết tại đây: [https://www.facebook.com/100002874958981/posts/2490438681061939/?d=n]

- Nhắm vào Việt Nam, tạo dư luận cho công chúng Trung Quốc phẫn nộ hướng về Việt Nam. Bằng cách đó họ có thể phát động xâm chiếm các đảo của chúng ta ở Trường Sa một cách “chính danh” với nhân dân Trung Quốc. Nhắc lại một lần nữa, tại sao Việt Nam lại bị điểm mặt gọi tên ngay lúc này? Trung Quốc đang trong thời kì “bất cần”, họ chỉ cần nhất dư luận trong nước mà thôi vì toàn bộ uy tín quốc tế đã xuống mức thấp nhất. 

Kết luận: Mình cho rằng rất có thể đây là một âm mưu thâm độc của giới cầm quyền Bắc Kinh để nhất tiễn hạ song điêu, gán tiếng xấu cho những nghi ngờ chính đáng của nhân dân thế giới về nguồn gốc virus và biến Việt Nam thành mục tiêu xâm lược biển đảo. Mình mong sự che giấu của Trung Quốc cũng như nguồn gốc virus sớm bị đưa ra ánh sáng, nhưng không phải bằng cách vụng về như thế. 

Mong các bạn khi đọc xong sẽ có cái nhìn đa chiều hơn về sự kiện này! 

Anh Vũ Ngô.
------------------
Bài viết của Reuters về nhóm Hacker Việt Nam: https://www.reuters.com/article/us-health-coronavirus-cyber-vietnam/vietnam-linked-hackers-targeted-chinese-government-over-coronavirus-response-researchers-idUSKCN2241C8










Không có nhận xét nào

Quảng Cáo